Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu Đề tài " Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình " ppt (Trang 81 - 83)

- Nguyên nhân khác

3.2.2.6 Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định cho vay

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cho vay của ngân hàng. Để làm được điều đó việc thẩm định dự án phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, đảm bảo chính xác của nguồn thông tin thu thập được, xử lý các thông

Quảng Bình đòi hỏi phải có từ khách hàng xin vay:

- Tư cách pháp lý: Đó là việc căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Cán bộ tín dụng phải tiếp cận đến nơi đến chốn quá trình sản xuất kinh doanh của DNVVN, các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất, công cụ lao động, chất lượng công cụ và cuối cùng là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng tổng kết tài sản, các tài khoản lỗ lãi. Nhưng cũng không nên quá tin tưởng vào các số liệu của khách hàng, vào việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì trên thực tế không ít khách hàng có hai loại sổ sách.

- Phải đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp, vì trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp càng kém thì khả năng rủi ro, mất vốn của khách hàng khi cho vay càng lớn.

- Vấn đề tài sản thế chấp từ lâu được coi là điều kiện đầu tiên khi quyết định cho vay. Bởi vì, đây là tài sản duy nhất đảm bảo tính an toàn khi khoản vay gặp rủi ro. Chính vì tâm lý đó nên đã gây ra nhiều hạn chế lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vì có rất nhiều doanh nghiệp có phương án sản xuất khả thi, nhưng do không có tài sản thế chấp hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản chưa có tính pháp lý cao. Mặt khác chính bản thân tài sản thế chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi biến động về giá. Hơn nữa, các chi phí khi tiến hành phát mại tài sản làm cho số tiền thu từ việc phát mại tài sản bị giảm. NHNo Quảng Bình cần phải có cái nhìn đúng đắn về tài sản thế chấp, đó là điều kiện bất đắc dĩ trong đòi hỏi từ khách hàng chứ không phải là một nguyên tắc áp phải áp dụng một cách cứng nhắc.

cho vay nhằm đạt hiệu quả mong muốn cũng như phòng tránh rủi ro. Trong khi tài sản thế chấp đang còn nhiều vướng mắc, thì việc căn cứ vào hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để ra quyết định cuối cùng là điều rất cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực sự có năng lực, thông qua quá trình thẩm định cán bộ NHNo nơi cho vay có thể tư vấn thêm cho khách hàng các vấn đề liên quan đến tính khả thi của dự án, phòng tránh rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, NHNo nơi cho vay cũng phải chú trọng tới công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ bảo đảm nghiêm túc các điều kiện : trước, trong và sau khi quyết định cho vay đối với khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn thu nợ không nên cứng nhắc rập khuôn, mà thực sự hợp tác với người vay.

Một phần của tài liệu Đề tài " Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình " ppt (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w