Bình Lọc nước và việc Cung cấp Nước sạch cho những Xã bị Ảnh hưởng bởi Thiên ta

Một phần của tài liệu Rep01 CBDRM Good Practice Examples (DANI) VN (Trang 26 - 28)

cho những Xã bị Ảnh hưởng bởi Thiên tai

Sáng kiến:

Khi mới được giới thiệu, ý tưởng này có vẻ như không phải là một giải pháp đáng chú ý vì bình lọc nước là thiết bị phổ thông tại nhiều nơi. Tuy nhiên, trong bối cảnh riêng của các thôn ấp tại tỉnh Long An, việc giới thiệu sử dụng bình lọc nước đã giúp giải quyết nhu cầu cấp thiết khi mà các phương pháp khác như bể nước xi măng vĩnh cửu, cố định không thực sự hoạt động hiệu quả.

Việc hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng bình lọc nước thân thiện và dễ dùng này là điểm khởi đầu tốt để thay đổi thói quen cố hữu của người dân địa phương khi dùng nước sông và nước nhiễm bẩn.

Mặc dù dung tích của bình lọc nước chỉ là mười bốn lít, nó có thể thoả mãn nhu cầu của người dân và cung cấp đủ nước uống và nấu ăn. Những bể chứa nước xi măng lớn lại đòi hỏi một lượng nước nhất định. Do đó, người dân địa phương không thể sử dụng những loại này trong thời gian hạn hán và mùa kiệt. Hơn nữa, việc áp dụng bình lọc nước nhỏ cũng giúp cung cấp nước sạch cho người dân trong cả mùa khô và mùa mưa.

Khác biệt:

Hoạt động này giúp thay đổi thói quen của người dân và nâng cao nhân thức về nhu cầu sử dụng nước sạch. Dự án có định hướng nâng cao nhận thức bằng cách cung cấp một số lượng nhỏ các bình lọc nước cho những hộ khó khăn nhất và từ đó giúp thay đổi thói quen sử dụng nước không sạch. Với nước nhiễm bùn đất, bình lọc nước có khả năng lọc sạch nhanh chóng. Người dân địa phương phân biệt được nước sạch và nước bẩn bằng cách quan sát độ trong của nước. Việc này không cần đầu tư nhiều nhưng lại có tác động đáng kể.

Ý tưởng này có thể áp dụng cho các hoạt động khác ngoài khuôn khổ quản lý thiên tai như các chương trình nước sạch và vệ sinh hoặc các chương trình y tế cộng đồng cho các hộ gia đình, trường mầm non, trường học và tại các công trình công cộng.

Bền vững:

Chi phí của một bình lọc nước chất lượng tốt (từ khoảng 235.000 - 245.000 VND, hay từ 14.5 - 15 Đô la) là chấp nhận được đối với các hộ gia đình nghèo nếu họ muốn tự trang bị cho mình. Dự án cũng đã tiến hành các bước giới thiệu việc sử dụng thiết bị này. Người dân địa phương có thể thấy được lợi ích mà những người hàng xóm của họ sử dụng và bắt đầu tự đầu tư bình lọc nước cho mình.

Thiết bị này cũng sẵn có trên thị trường và dễ mua, lắp đặt và sử dụng.

Khả năng nhân rộng:

Ý tưởng hỗ trợ bình lọc nước bắt nguồn từ kinh nghiệm xây dựng bể dựng nước xi măng không thực sự hiệu quả. Ví dụ năm 2006, xã Thanh Hưng xây bể nước, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng dù có bể đựng nước, người hưởng lợi vẫn sử dụng nó để chứa nước từ kênh và sông và không làm thay đổi chất lượng nước sinh hoạt. Sau khi quan sát bình lọc nước ở ba xã kia, xã Thanh Hưng chuyển hoạt động từ xây bể nước sang phát bình lọc nước. Thành công của việc hỗ trợ bình lọc nước ở xã Thanh Hưng hoàn toàn phù hợp để áp dụng và mở rộng sang các xã khác.

Vũ Xuân Việt, Quản lý Dự án,

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.

ĐT: (84 4) 716 1930; Email: vxviet@care.org.vn

Tóm tắt:

Việc Lập kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn nhằm lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển của địa phương ở cấp thôn/tổ dân phố, cấp xã phường và cấp quận/huyện. Lập kế hoạch cộng đồng an toàn hơn là một quy trình mà người dân tự đánh giá những hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tại cộng đồng để xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Hàng năm, các cộng đồng sinh sống dọc bờ biển miền Trung Việt Nam và ở vùng miền núi thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loạI thiên tai như lũ lụt, bão, sạt lở đất và hạn hán. Thiệt hại do thiên tai gây ra về người, nhà cửa, mùa màng và những tài sản có giá trị khác đã làm cho những người dân nghèo ở những địa bàn này ngày càng khó khăn hơn.

Để nâng cao năng lực cho các cộng đồng và chính quyền địa phương về Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào cộng (CBDRM), Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế (CECI) đã thực hiện Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn. Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn là một kế hoạch toàn diện từ ba đến năm năm, bao gồm các biện pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro, cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho người dân. Kế hoạch này giống như một kế hoạch phát triển của thôn nhưng nó tập trung vào giảm thiểu những rủi ro đối với những tác động bất lợi do các hiện tượng khí hậu đặc biệt (ví dụ: thiên tai) và thích ứng với những biến đổi của khí hậu. Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn bao gồm phần phân tích cụ thể về tình hình kinh tế xã hội của địa phương, đánh giá nguy cơ của xã, các yếu tố dẫn đến rủi ro, nguồn lực và năng lực tại địa phương, và các hoạt động ưu tiên để giảm rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để xây dựng một Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn, CECI đã giới thiệu tám bước dựa vào việc phân tích có sự tham gia và các công cụ lập kế hoạch.

(1)Tập huấn về Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng cho tỉnh, huyện và xã/phường, (2) Xác định tập huấn viên địa phương, năng lực, kỹ năng sẵn có, và nhu cầu tập huấn của họ; (3) Tập huấn cho tập huấn viên địa phương; (4) Tập huấn về Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào cộng đồng cho lãnh đạo và đại diện của xã do tập huấn viên địa phương thực hiện, Xây dựng Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn theo mục tiêu của dự án và các tiêu chí cấp ngân sách; (5) Thành lập nhóm Phát triển Cộng đồng để thực hiện và giám sát việc thực hiện Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn; (6) Họp ở cấp huyện để chia sẻ kết quả của Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn và kiểm tra chéo với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện; (7) Phê duyệt của chính quyền huyện và xã; những phân tích khả thi, đánh giá tác động môi trường của các tiểu dự án và các bước khác để thực hiện các hoạt động đã được xác định trong kế hoạch và cấp ngân sách; (8) Thực hiện các tiểu dự án cùng với đối tác huyện, xã và nhóm phát triển cộng đồng.

Các bước thực hiện đầu tiên có mục đích tổ chức tập huấn cho cán bộ chính quyền địa phương và người dân về Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng và cách phân tích, lập kế hoạch có sự tham gia. Khi hiểu rõ về nguyên nhân của thảm hoạ, với việc phân tích tình hình thực tế của địa phương về những hiểm hoạ, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng để xác định vấn đề cần quan tâm giải quyết và các giải pháp thì các thành viên tham gia tập huấn tiến hành lập Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn. Bước bốn là bước quan trọng nhất. Trước khi cộng đồng tự lập kế hoạch dựa trên hoàn cảnh cụ thể của họ, mục tiêu dự án, tiêu chí ngân sách và quá trình tiếp cận nguồn ngân sách này được trình bày với các thành viên tham gia. Các hoạt động được hỗ trợ tài chính cần phải đạt được các tiêu chí về giảm thiểu rủi ro, đem lại lợi ích cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất, đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ, củng cố môi trường và góp phần vào việc phát triển bền vững.

Khi Kế hoạch Cộng đồng An toàn hơn đã được hoàn thiện ở cấp thôn, nó sẽ được nộp lên cấp xã để tổng hợp tất cả các kế hoạch của thôn thành một bản kế hoạch cấp xã. Tại bước sáu, cuộc họp ở huyện được tổ chức để chia sẻ kết quả và kiểm tra chéo với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Dựa vào thứ tự sắp xếp ưu tiên các hoạt động nằm trong kế hoạch để phân chia ngân sách hỗ trợ cho kế hoạch Cộng đồng an toàn hơn. Huyện và xã sau đó sẽ hoàn tất việc phê duyệt của chính quyền và chuẩn bị cho việc thực hiện các hoạt động.

Chương trình của CECI thúc đẩy sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và người dân trong việc lập kế hoạch và thực hiện các

Một phần của tài liệu Rep01 CBDRM Good Practice Examples (DANI) VN (Trang 26 - 28)