2005 2006 Doanh số bảo lãnh 10 120

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Longchi nhánh Hà Nội" doc (Trang 45 - 50)

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Hà Nội

Qua bảng thống kê ta thấy hoạt động bảo lãnh của MHB còn rất khiêm tốn, song có bước phát triển vượt bậc. Từ năm 2004, doanh số bảo lãnh là 10 triệu đồng, đến năm 2005, doanh số tăng lên 12 lần là 120 triệu, và đến năm 2006 doanh số tăng gấp đôi là 250 triệu đồng. Có được kết quả này là do thương hiệu của MHB ngày càng phát triển tai Hà Nội cùng với sự hợp tác lâu dài của Công ty tài chính dầu khí.

Với kết quả trên, có tới 90% doanh số của hoạt động bảo lãnh là của hình thức bảo lãnh thanh toán, còn lại là các hợp đồng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.2.4 Hoạt động chiết khấu

Về hoạt động chiết khấu, cũng như các ngân hàng khác, MHB Hà Nội chỉ phát triển tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu.

Với đặc điểm là một chi nhánh mới thành lập tại Hà Nội, một nơi có nhu cầu tín dụng rất lớn song cũng là nơi có môi trường cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, có nguồn vốn lớn và thương hiệu mạnh, MHB Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất đối với việc chiết khấu các giấy tờ có giá. Song với lượng khách hàng còn hạn chế, doanh số của hoạt động chiết khấu chưa cao, chủ yếu chiết khấu trong ngắn hạn, các loại giấy tờ thường chiết khấu là kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh như Vietcombank là chủ yếu, thưong phiếu của doanh nghiệp lớn.

Tuy vậy, với xu hướng phát triển của MHB Hà Nội, ngân hàng đã có nghiệp vụ chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, song với trình độ chuyên môn của ngân hàng cũng như của khách hàng mà dịch vụ này chưa được triển khai.

Cho thuê tài chính (CTTC) được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp ... CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.

Song với quy mô vồn hiện tại của MHB nói chung cũng như MHB Hà Nội nói riêng, việc thành lập một công ty cho thuê tài chính là điều khó khăn. Vì vậy, hiện tại MHB Hà Nội chưa triển khai được dịch vụ cho thuê tài chính.

2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội2.3.1 Những thành tựu 2.3.1 Những thành tựu

Trong những năm qua, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, tình hình chính trị cũng ổn định đã tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đã dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Một số chính sách kinh tế thông thoáng của Nhà nước và của ngành ngân hàng đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, các nguồn thu Nhà nước tăng. Các yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của MHB Hà Nội theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, trong năm qua, hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội đạt được những kết quả rất đáng khích lệ do có những điều kiện thuận lợi khách quan và do những nỗ lực của chi nhánh trong kinh doanh, khẳng định vị trí và uy tín của mình.

Trên cơ sở nguồn vốn ổn định của Nhà nước, ngân hàng đã chủ động đầu tư tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc bịêt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý, hợp pháp, đáp ứng kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này được thường xuyên liên tục. Dư nợ cho vay đối với daonh nghiệp vừa và nhỏ luôn tăng và vốn tín dụng ngân hàng đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng

trưởng kinh tế, tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ. Đây là một hướng đi mới của một ngân hàng thương mại quốc doanh khi tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với bản thân ngân hàng, kết quả kinh doanh tăng trưởng qua các năm thể hiện ở sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm khoảng 10% trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng 90%. Nguồn thu từ lãi cho vay có thể đảm bảo, duy trì, ổn định và tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thu lãi cho vay, nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ yếu vào năm 2006.

Lợi nhuận ngày một tăng đã tạo điều kiện cho ngân hàng đảm bảo không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống hàng ngày cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với MHB Hà Nội. Đồng thời, những kết quả thu được cũng là tiền đề cho ngân hàng có dịp tích luỹ lập quỹ dự phòng rủi ro, chủ động xử lý những tổn thất trong kinh doanh tiền tệ mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Những kết quả nổi bật trong công tác tín dụng, một cách cụ thể hơn là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội đã tích cực tìm kiếm các dự án nên dư nợ tăng trưởng cao, đạt được và vượt kế hoạch đề ra mỗi năm. Trong năm 2004, Chi nhánh đã đầu tư hỗ trợ cho gần 100 hộ dân xây mới, sửa chữa khoảng 10.000m2 nhà ở, đóng góp tích cực cho chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 của UBND TP Hà Nội.

Dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ. Năm 2006, cho vay ngắn hạn chiểm hơn 70% tổng doanh số cho vay. Nhờ đổi mới phong cách giao dịch, với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng ngày càng có quan hệ bền chặt lâu dài với ngân hàng. Ngoài ra còn có thêm một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn về vay vốn và đặt quan

hệ giao dịch với MHB Hà Nội như Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Công ty tài chính dầu khí,…

Mặc dù bị cạnh tranh gay gắt nhất là về lãi suất huy động và cho vay nhưng do tận thu lãi tốt nên lãi suất cho vay thực thu cao. Vì thế qua các năm ngân hàng đều có chênh lệch lãi suất dương.

Để đạt được kết quả nói trên là do ngân hàng đã và đang thực hiện tốt một số hoạt động quan trọng sau :

- Trong quan hệ tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn đối với khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, MHB Hà Nội đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả tín dụng.

- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh khi vay với khối lượng lớn Chi nhánh có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, nhằm thu hút khách hàng.

- Ngoài ra Ngân hàng luôn có những biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả, để chào và giới thiệu về khả năng đáp ứng các nguồn vốn với mức lãi suất và các dịch vụ tiện ích khác có thể đem lại cho khách hàng.

- Một nguyên nhân không thể bỏ qua nữa đó là công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng của Chi nhánh. Đội ngũ cán bội của ngân hàng là những nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình với công việc, không ngừng học hỏi kinh nghiệm. Ban giám đốc đã phân công nhiệm vụ cho các Phó giám đốc phù hợp với năng lực sở trường của từng người và đã phát huy được nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm phối hợp với chi bộ đoàn thể để động viên thi đua, khen thưởng cũng như xử lý kịp thời, kiên quyết với những thiếu xót.

- Hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng cũng thuận lợi hơn nhờ khu vực này cũng đang tự thay đổi theo

hướng tích cực. Những khó khăn do cơ chế chính sách đang được tháo gỡ dần khi cá luật định đang được từng bước hoàn thiện và gần gũi hơn với thực tế. Chính phủ cũng có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Longchi nhánh Hà Nội" doc (Trang 45 - 50)