Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An 1 Nhóm giải pháp về kinh tế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản xã Quảng An (Trang 34 - 36)

3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế - kỹ thuật.

Giải pháp về quy hoạch: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển NTTS ở địa bàn xã Quảng An.

 Việc quản lí vùng đầm phá phải tính đến lợi ích đối kháng giữa các nghành. Ví dụ như việc lấy nước ngọt, bơm thuốc trừ sâu cho lúa... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả NTTS.

 Hậu quả của việc phát triển một cách ồ ạt diện tích nuôi tôm thiếu quản lí từ những năm trước. Cơ cấu bố trí ao hồ và hệ thống kênh mương không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật. Nhiều hộ lấn chiếm cả diện tích kênh mương để mở rộng diện tích.vùng nuôi thiếu quy hoạch nên không có sự tách biệt giữa kênh lấy nước vào và kênh lấy nước thải ra.

 Quy hoạch tổng thể vùng nuôi sẽ kết hợp hài hoà lợi ích giữa các nhóm nghề, giữa các ngư hộ đối với quyền sử dụng nguồn tài nguyên chung, tạo điều kiện cho hộ nuôi tôm có diện tích cần thiết để tiến hành sản xuất.

Giải pháp về thị trường: Đầu ra vẫn là mối lo ngại của người dân. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có nhà máy chế biến nào, tôm thu hoach dược bà con bán cho các tư thương ngay tại hồ nên thường bị ép giá.Đứng trước tình hình đó chính quyền địa phương cần đứng ra đầu tư xây dựng các cơ sở đầu ra. Có thế người dân mới yên tâm sản xuất.

Giải pháp về giống: Quảng An là xã đã phát triển NTTS từ năm 1994, tuy vậy vấn đề đầu vào vẫn còn khó khăn: giống chưa đảm bảo chất lượng lẫn số lượng, xuất xứ giống chưa rõ ràng. Trên địa bàn chưa có trại giống nên không cung cấp đủ và kịp thời dể sản xuất.

Cần xây dựng trại giống giúp kiểm tra chặt chẽ chất lượng con giống nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi.

Ngoài ra về phía bà con nông dân nên mua con giống ở những cơ sở tin cậy và qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tôm sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Giải pháp về thức ăn: Cho ăn hợp lí đúng quy trình phát triển, nên cho ăn thức ăn công nghiệp hạn chế cho ăn thức ăn tươi đề phòng ô nhiễm nguồn nước.

Giải pháp về khoa học, công nghệ:Xây dựng một đội ngũ cán bộ khuyến ngư có trình độ sẽ dễ dàng chuyển dao và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất,

giúp nâng cao hiệu quả NTTS.Bên cạnh đó phát triển các loại hình đào tạo, mở lớp dạy nghề, tập huấn chuyển dao công nghệ...

Giải pháp về công tác khuyến ngư: Giải pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với người nông thôn nói chung và hộ NTTS nói riêng. Vì thế, hàng năm phải tổ chức các buổi tập huấn nhằm giúp hộ nông dân chủ động hơn trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản xã Quảng An (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w