Tổng quan về lồi Giổi đá (Magnolia insignis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ba loài: Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri), Giổi đá (Magnolia insignis) và Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliacae) ở Việt Nam. (Trang 39 - 41)

Giổi đá cĩ tên khoa học là Magnolia insignis (Tên đồng nghĩa : Manglietia

insignis, Manglietia yunnanensis) là một lồi thuộc chi Magnolia, họ Magnoliaceae.

Mọc trong rừng cây lá rộng, ở độ cao 900 - 2000 m. Ra hoa vào tháng 5 - 6, quả chín tháng 9 - 10. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng và đĩng đồ mộc. Trên thế giới, lồi giổi đá được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam, lồi này phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hĩa, Nghệ An, Lâm Đồng [1] [76]. Ở phạm vi tồn cầu, lồi này được xếp ở thứ hạng ít lo ngại (LC) [2]. Tuy nhiên, đây là một trong mười hai lồi Magnolia được liệt kê

cĩ nguy cơ tuyệt chủng (EN) tại Việt Nam [76].

Về thành phần hĩa học, đã cĩ hơn 20 hợp chất được phân lập từ lồi

Magnolia insignis, bao gồm: hai sesquitepenoid, maninsigins C (341) và D (342); một alkaloid, magnocurarine (125); năm neolignan, magnolol (182), manneoinsigins A (343), manneoinsigins B (344), maninsigins A (345) và

maninsigins B (346); mười bốn lignan, scaphopetalone (347), mesosecoisolariciresinol (348), lariciresinol (349) và evafolin B (350), mognolol (351), randaiol (232), (+)-balanophonin (352), ficusal (353), syringaresinol (156), isopterocarpolone (354), (+)-5,5′-dimethoxyl ariciresinol (355), (1R,2R,5R,6S)-6-(4- hydroxy-3-methoxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo [3,3,0] octan-2-ol (356), (1R,2R,5R,6S)-6-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo [3,3,0] octan- 2-ol (357) và 2-(3′,5′-dimethoxy-4′-hydroxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo[3.3.0]octan-6- one (358) (Hình 1.10) [77, 78, 79].

Trong đĩ, hợp chất maninsigins A (345) thể hiện khả năng chống lại FXR do CDCA gây ra với IC50 bằng 55.6 µM. Caphopetalone (347) cĩ hoạt tính gây độc tế bào trên dịng tế bào HL-60 ở người với IC50 là 23.5 µM [81]. (+)-balanophonin (353) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dịng tế bào HL-60, SMMC-7721, MCF-7 và SW-480 với IC50 lần lượt là 13.4, 39.4, 19.2 và 19.4 µM. Maninsigins B (346) gây độc tế bào trên dịng HL-60 và MCF-7 với IC50 tương ứng 24.3 và 25.4 µM. Mognolol (351) cĩ tác dụng kích thích phát triển tế bào PC12 với sự cĩ mặt của các yếu tố phát triển thần kinh (NGF 5 ng/mL) ở nồng độ 10 µM. Ở Việt Nam, chưa cĩ cơng bố nào về thành phần hĩa học cũng như hoạt tính sinh học của lồi

Giổi đá. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hĩa học và hoạt tính sinh học của lồi Giổi đá (Magnolia insignis) ở Việt Nam là cần thiết và cĩ ý nghĩa thực tiễn, nhằm tìm ra các hợp chất cĩ hoạt tính cao, định hướng ứng dụng trong y học và dược phẩm [79].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ba loài: Mỡ Phú Thọ (Magnolia chevalieri), Giổi đá (Magnolia insignis) và Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliacae) ở Việt Nam. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w