Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀICHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 10598430-2271-011235.htm (Trang 56 - 57)

Dựa vào kết quả phân tích thực nghiệm, có thể thấy khả năng thanh khoản vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần duy trì mức thanh khoản hợp lý để đảm bảo tình hình thanh khoản cho ngân hàng khi đối mặt với các nguy cơ tài chính phát sinh, đồng thời đạt được mức lợi nhuận mục tiêu đề ra mong muốn.

Trước hết đối với nhà quản trị ngân hàng cần đảm bảo duy trì tăng trưởng lợi nhuận bền vững bởi vì lợi nhuận và quy mô ngân hàng trong quá khứ sẽ tác động đến việc mở rộng quy mô và gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận cao vào năm trước giúp ngân hàng không ngừng nâng cao đầu tư vào sản phẩm dịch vụ, tăng cường dòng tiền để cho vay tiếp tục gia tăng và tạo lợi nhuận trong tương lai. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nghiên cứu, tình hình cạnh tranh của ngân hàng ở mức tương đối cao. Do đó, để gia tăng lợi nhuận, các ngân hàng cần thúc đẩy mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thị phần khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ để đẩy mạnh thương hiệu từ đó gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, các ngân hàng nên gia tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản như tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi huy động và cho vay với một mức hợp lý để đảm bảo tình hình thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời góp phần gia tăng lợi nhuận. tuy nhiên việc gia tăng thanh khoản phải có chừng mực để đạt được mức lợi nhuận tối đa, tránh việc dư thừa thanh khoản làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Mặt khác, để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như góp phần gia tăng lợi nhuận, các ngân hàng nên đảm bảo đầu ra cho nguồn vốn, tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay để tăng doanh thu đi kèm đó là chú ý đến việc đảm bảo chất lượng các khoản vay, kiểm soát tình hình nợ xấu để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tiếp theo là các ngân hàng nên quản lý tốt rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu. Để hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro phù hợp, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra các ngân hàng không bị mất khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó cần xử lý tốt các khoản nợ xấu, phối hợp với khách hàng tìm cách khắc phục, ngoài ra cần nâng cao chất lượng thẩm

định khoản vay ngay từ đầu để đảm bảo khả năng thu hồi nợ với khách hàng, đảm bảo nếu có rủi ro xảy ra thì vẫn có thể bù đắp.

Như vậy, nếu trong giai đoạn ngân hàng còn khó khăn về thanh khoản xảy ra, nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản phải được ưu tiên hàng đầu để ngân hàng có thể hoạt động an toàn. Đồng thời, các ngân hàng nên hạn chế cho vay quá hạn mức, thay vào đó gia tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản để giúp ngân hàng vượt gia các giai đoạn khó khăn nếu nền kinh tế xảy ra biến động lớn. Hơn thế nữa, thanh khoản cao còn nâng cao hình ảnh, niềm tin đối với khách hàng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Ngược lại, khi xảy ra tình trạng dư thừa thanh khoản, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng ngay, ngay sau đó các nhà quản trị cần đẩy mạnh hoạt động cho vay, đi kèm việc đảm bảo chất lượng các khoản vay, góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn để cải thiện khả năng sinh lời, đưa lợi nhuận về mức tối đa có thể đạt được. Tùy vào tình hình kinh doanh của ngân hàng, các nhà quản trị cần cân đối giữa thanh khoản và lợi nhuận để đạt được hoặc tăng trưởng mạnh hơn so với mục tiêu đặt ra của mỗi ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ nắm giữ tài sản có khả năng thanh khoản.

Đối với cơ quan quản lý là ngân hàng nhà nước dựa trên tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng để đưa ra các chính sách kinh tế khi có biến động tỷ giá hay lạm phát trong nền kinh tế và hạn mức cho vay phù hợp để các ngân hàng giữ mức an toàn hệ thống. Bên cạnh đó không ngừng phát triển bộ máy giám sát của các ngân hàng, tuân thủ các nguyên tắc trong việc thanh tra và xử lý các vi phạm trong quá trình hoạt động tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀICHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 10598430-2271-011235.htm (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w