Cùng cả nước tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) (Trang 56 - 61)

7. Bố cục của đề tài

2.2.4. Cùng cả nước tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương

Từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 5 năm 1971, địch tổ chức một lực lượng lớn gồm: 10 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 2 cùng một số đơn vị biệt kích, thám báo, có máy bay và đại bác hiểm trợ, mở cuộc hành quân “Quyết thắng 20b” đánh thọc sâu vào trung tâm chỉ đạo của Khu ủy 5 tại miền Tây hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dưới sự chỉ đạo của Khu ủy 5 và Ban Thường vụ Huyện ủy, đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My nói chung và nhân dân xã Mai nói riêng đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc càn lớn của kẻ thù. Riêng ở xã Mai, một cánh quân từ Trà Giác thọc lên Tak Óc hòng chiếm đóng ở đây làm cơ sở liên lạc với những cánh quân khác. Biết được hướng hành quân của địch, đồng bào thiểu số và du kích tổ chức lực lượng chia thành hai cánh để đánh chặn. Một cánh dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồ Văn Bông - Xã đội trưởng tổ chức chặn đánh tại Nước Xa, một cánh do đồng chí Hồ Văn Ba - Chính trị viên Xã đội chỉ huy tiến hành chặn tại Tak Óc.

Do lực lượng của địch đông và vũ khí mạnh hơn ta, nên tại Nước Xa không thể chặn được cuộc hành quân của địch, song nhân dân và du kích đã đánh tiêu hao lực lượng của chúng. Cuộc hành quân của địch vẫn tiếp tục tiến lên Tak Óc. Dự đoán được tình hình, đồng chí Hồ Văn Ba - Chính trị viên Xã đội đã chỉ huy dân quân du kích cùng đồng bào bao vây, phục kích sẵn tại đây chờ chúng lọt vào trận địa được bày bố sẵn. Mặc dù lực lượng đông, nhưng bị ta phục kích đánh bất ngờ nên địch nhanh chóng rối loạn đội hình và bị ta tiêu diệt. Kết quả ta đã chặn đứng được cuộc hành quân của địch, buộc chúng phải rút lui, âm mưu của địch bị thất bại hoàn toàn.

Sau 5 ngày, địch tiếp tục đưa một tiểu đoàn đổ bộ bằng trực thăng tại Trà Vân và

Tu Nấc với dã tâm lập cứ điểm nhằm đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi vùng rừng Nam Trà My. Không để địch thực hiện mưu đồ của chúng, đồng bào cùng với dân quân, du kích tổ chức bố phòng, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đánh địch. Ngay ngày đầu, một tiểu đội du kích dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồ Văn Bông - Xã đội trưởng và đồng chí Hồ Văn Ba - Chính trị viên Xã đội, lực lượng du kích xã đã tổ chức chặn đánh, diệt được

53

3 tên địch, bắn bị thương 6 tên. Đồng chí Hồ Văn Dút - du kích xã đã chiến đấu anh dũng và hy sinh, đồng chí Hồ Thanh Bá bị thương [40].

Dưới sự chỉ đạo của cán bộ, đồng bào cùng dân quân du kích đã tổ chức xây dựng trận địa, đào giao thông hào, chuẩn bị cho đợt tấn công lớn vào cứ điểm Ngok Moong

(xã Trà Tập). Đây là cứ điểm lớn nhất của địch, là cứ điểm để chúng tổ chức các đợt đánh phá ta trên địa bàn của hai xã Mai và Tập. Đêm ngày 6 tháng 6 năm 1971, du kích xã Mai và Tập kết hợp với 15 bộ đội đặc công của Tiểu đoàn 8 (d8) tổ chức trận đánh và tiêu diệt gọn cứ điểm của địch tại đây.

Những kết quả đạt được của cán bộ, đảng viên và đồng bào năm 1965 đến năm 1971 không chỉ góp phần cùng với quân và dân huyện nhà bảo vệ căn cứ địa cách mạng, giữ vững hành lang Bắc - Nam, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường vùng đồng bằng, mà còn tạo động lực để đồng bào tập trung sản xuất, xây dựng địa phương, tăng cường đóng góp chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Ngoài ra, Huyện còn chú trọng đến công cuộc bố phòng, chú trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng đoàn thể quần chúng mạnh hơn, trong đó phong trào thanh niên, đồng nào làm nòng cốt.

Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong công tác bố phòng chống địch, đồng bào đã tham gia xây dựng tuyến bố phòng dài. Điều này đã góp phần hạn chế sự càn quét của bộ binh địch, công cuộc bố phòng chống địch của đồng bào về sau ngày càng được phát huy có hiệu quả, do biết phát huy được lợi thế địa hình mặc dù vũ khí có tối tân tới đâu khi chuyển sang dùng bộ binh đánh vào căn cứ địch vẫn không thể chống trả lại. Chính nhờ điều này tạo điều kiện rất lớn để chiến sĩ ta tập trung lực lượng cho những cuộc hành quân lớn.

Nhằm đánh giá tình hình hoạt động cách mạng và phong trào sản xuất năm 1973, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1974, tháng 12 năm 1973, Chi bộ tiến hành hội nghị tổng kết phong trào năm 1973, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 1974. Hội nghị nhận xét: trong năm 1973, việc thực hiện các phong trào cách mạng, trước hết là có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên về mặt đường lối, chủ trương; cán bộ, đảng viên và nhân dân có tinh thần giác ngộ chính trị cao, có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm, sau một số cuộc càn của Mỹ - Việt Nam cộng hoà, ở vùng cao miền Tây Quảng Nam hoàn toàn không còn địch, chúng chỉ dùng máy bay bắn phá một số nơi huyện Nam Trà My nói chung cơ bản ổn định được tình hình. Tuy nhiên, đồng bào cũng gặp không ít

54

khó khăn, thách thức như do hậu quả của chiến tranh tàn phá, thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra, nạn đói, lạt muối, dịch bệnh thường đe dọa, năng xuất lao động thấp, đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn.

Huyện ủy đã đề ra một số giải pháp, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, sản xuất hoa màu. Diện tích đất sản xuất và năng suất nông nghiệp không ngừng được tăng lên, đời sống của đồng bào cơ bản được ổn định, nạn đói giáp hạt đã được hạn chế; bên cạnh đó, nhân dân đã đóng góp một phần lương thực phục vụ kháng chiến.

Trong không khí cả nước đang sôi nổi khí thế chuẩn bị giải phóng thống nhất đất nước, thì trên huyện đồng bào đang cùng cả nước chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy thần kì thực hiện ước mơ của đồng bào chiến sĩ cả nước – thống nhất đất nước. Mọi sự đóng góp trong hoàn cảnh chiến tranh như thế này là rất đáng trân trọng, mà sự đóng góp trong hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt khốc liệt của đồng bào dân tộc thiểu số càng đươc trân trọng hơn.

Những thắng lợi liên tiếp của quân và dân miền Nam trong năm 1974 cho thấy địch đã suy yếu, quân chủ lực của ta có thể đánh bại quân chủ lực địch. Tháng 10 năm 1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và đã quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong vòng hai năm 1975 - 1976. Trong cuộc họp tiếp theo từ ngày 19 tháng 12 năm 1975 đến ngày 08 tháng 01 năm 1975, Bộ Chính trị chỉ rõ thêm: nếu thời cơ đến sớm thì ta lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Để thực hiện chủ trương trên của Trung ương Đảng, ngay từ đầu tháng 12 năm 1974, theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện ủy Nam Trà My tiến hành thành lập 3 đại đội thanh niên xung phong để chuyển vũ khí ra chiến trường. Trên cơ sở chỉ đạo của Huyện ủy, đã tuyên truyền, vận động du kích các xã, thanh niên trai tráng của các dân tộc thiểu số tích cực tham gia đại đội thanh niên xung phong của huyện. Bên cạnh đó, đồng bào tiến hành đẩy mạnh khai hoang vỡ hóa nhằm tăng diện tích sản xuất, tạo thêm nguồn lương thực phục vụ đắc lực cho chiến trường.

Bước sang năm 1975, trên huyện toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hừng hực trong khí thế “một ngày bằng 20 năm”. Từ già đến trẻ, không phân biệt trai hay gái, ai cũng ra sức lao động sản xuất, bố phòng chống địch. Trên chiến trường, địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu bình định, ra sức củng cố các ấp chiến lược trong vùng chúng kiểm soát, đánh phá vùng giải phóng của ta.

55

Ngày 10 tháng 3 năm 1975, cùng với chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch Tiên Phước - Phước Lâm được mở màn, mở đầu cho cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng quê hương Quảng Nam. Sau 7 ngày đêm chiến đấu, trên hướng trọng điểm Tiên Phước - Phước Lâm, ta đã làm chủ một khu vực rộng lớn. Ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Tam Kỳ - tỉnh lỵ tỉnh [15, tr. 54].

Ngày 6 tháng 5 năm 1975, trong không khí nức lòng của mùa Xuân đại thắng, huyện Nam Trà My đã tổ chức mít tinh trọng thể mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miền Nam Bắc. Trong cuộc mít tinh, đồng bào đã nô nức, phấn khởi tham gia hưởng ứng dự mít tinh, ôn lại chặng đường gian khổ và truyền thống vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân huyện Nam Trà My nói riêng.

Thành quả lao động được nêu lên trong nội dung đã thể hiện tinh thần cách mạng cao độ của đồng bào chiến sĩ toàn huyện, nhờ sự đoàn kết và khát vọng về ngày hòa bình thống nhất đã khiến đồng bào chiến sĩ đã làm đươc những kì tích to lớn góp phần vào thắng lợi vào cách mạng dân tộc. Tùy sự kiện nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn khẳng định giá tri của sức mạnh tinh thần.

Có thể nói, đồng bào huyện Nam Trà My đã đóng góp sức người sức của vào chiến công giải phóng tỉnh nhà, giải phóng miền Nam thông nhất đất nước. Trong cuộc chiến chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc tiến công, giải phóng quê hương, đồng bào dân tộc thiểu số đã phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh để góp phần giành thắng lợi to lớn. Trong giai đoạn này, đồng bào có lúc băn khoăn, lo lắng, trăn trở cho cuộc chiến đấu. Nhưng được cán bộ cách mạng hướng dẫn, động viên, đồng bào đoàn kết lại cùng nhau chống những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tỉnh táo trước những thủ đoạn lừa bịp của địch.

Để quê hương được giải phóng, đất nước được thống nhất, nhiều đồng bào đã bền bỉ, kiên cường trong phong trào di dân công, mặc cho mưa bom bão đạn của kẻ thù, đồng bào vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đồng bào còn tích cực tham gia sản xuất nuôi quân.

Với tình yêu quê hương, núi rừng và lòng căm thù giặc sâu sắc, qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng bào đã cùng với huyện nhà đã góp phần to lớn, cùng với cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ những thắng lợi ấy, Chi bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc đã

56

phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, tiếp tục bước vào khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh để phát triển kinh tế, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

57

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)