Điểm mạnh –điểm yếu

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học QUẢN TRỊ CHIẾN lược CÔNG TY AMAZON (Trang 30 - 37)

1. Điểm mạnh

Amazon có một ông chủ tài ba và sở hữu một đội ngũ nhân viên tài năng sẵn sàng chia sẻ sứ mệnh để cùng đạt được những thành tựu cho công ty

Nhờ những cải tiến không ngừng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng, Amazon đã tận dụng được những lợi thế khi cùng một lúc đáp ứng một số lượng các đơn đặt hàng. Điều này giúp tiết kiệm được các chi phí trong vận chuyển, nhân lực cũng như phát huy tốt hiệu quả của đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế theo quy mô

Sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ cung cấp đã thu hút một khối lượng lớn khách hàng tham gia mua bán trên trang Web cua Amazon, đồng thời từ những cơ sở dữ liệu lớn và phong phú này là nền tảng Amazon đã phát huy tốt khả năng đáp ứng khách hàng vượt trội của mình. Sự đa dạng các sản phẩm này được thực hiện nhờ sự liên kết thành công giữa Amazon với các nhà sản xuất và nhà cung cấp khác.

Lợi thế là người đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon đã hoàn thiện các cơ sở phần mềm xử lý web với tốc độ cao, liên tục nâng cấp cải tiến công nghệ trình duyệt, nâng cao chất lượng phục vụ. Xây dựng được uy tín và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Điều đó tạo niềm tin ở khách hàng và xây dựng một nền tảng vững chắc về lực lượng khách hàng trung thành.

Phân tích chiến lược công ty - Amazon Khả năng phân phối và xây dựng kho hàng là những lợi thế mà không phải một công ty thương mại điện tử nào cũng theo đuổi kịp.

Việc lựa chọn nơi đặt trụ sở chính khá thông minh vì đây là nơi tập trung các kỹ sư phần mềm xuất sắc của Mỹ và gần với thư viện sách khổng lồ trên thế giới.

Thành công trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất Theo cuộc nghiên cứu vào quý 4 năm 2007 thì amazon là nhà dẫn đầu trong việc thoả mãn khách hãng. Chính hệ thống quản trị quan hệ khách hàng và trợ giúp về mặt thông tin kỹ thuật đã giúp amazon đạt được chiến lược của công ty. Amazon cũng cẩn thận ghi lại những dữ liệu về hành vi mua hàng của khách hàng và có một nguồn dữ liệu về khách hàng khá phong phú.

2. Điểm yếu

Những sản phẩm mà amazon bán có xu hướng được mua để làm quà, đặt biệt vào Mùa giáng sinh. Đây là nhân tố mang tính thời vụ trong kinh doanh. Những khó khăn của việc xử lý số lượng quá lớn các đơn đặt hàng đã gây một áp lực làm việc khá lớn cho nhân viên của công ty trong thời điểm này.

Đối phó các vấn đề phức tạp về an ninh trên mạng. Mặc dù Amazon đã hết sức cẩn thận trong việc bảo vệ cơ sở dữ liệu của khách hàng như đảm bảo an toàn trong thanh toán qua mạng, bảo vệ các thông tin cá nhân cho khách hàng nhưng với sự phát triển mạnh mẽ và tinh vi của các Hacker internet hiên nay, một số vấn đề rắc rối về bảo mật đã gây ra nhưng phiên toái đối với khách hàng. Điều này buộcAmazon còn phải nổ lực thật nhiều để ngăn chặn sự phá hoại hệ thống mạng từ bên ngoài.

II.Chuỗi giá trị

1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm(R&D)

1.1.Thiết kế sản phẩm:

Phân tích chiến lược công ty - Amazon Với Amazon, cách thức tạo ra giá trị cho khách hàng của mình là ứng dụng CNTT đưa ra những sản phẩm mới với công nghệ vượt trội có khả năng kết nối, truyền tải cao nhằm hỗ trợ, phục vụ cho dịch vụ khách hàng và nhà cung cấp. Đồng thời phát minh sản phẩm mang tính giải pháp riêng biệt cho khách hàng với chất lượng cao. Một trong những cải tiến lớn nhất của Amazon là việc thiết kế phần mềm nhằm hỗ trợ dịch vụ web. Các phần mềm tiêu biểu có thể kể đến như Zshops, Marketplace...

Gần đây Amazon đã tung ra thiết bị đọc sách điện tử Kindle, đây là một sản phẩm đang được giới thiệu tại hơn 100 nước trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và gần như toàn bộ Châu Âu. Amazon coi Kindle như một tác nhân hàng đầu đưa đà tăng trưởng của hãng lên cao. Hãng cho biết trên 200.000 nghìn cuốn sách bằng tiếng Anh từ một loạt nhà xuất bản cũng như hơn 85 loại báo, tạp chí của Mỹ và quốc tế sẽ được

1.2. Xây dựng hệ thống quản lý

Phát huy thành công công nghệ phần mềm phục vụ cho khách hàng, Amazon tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ cho hệ thống kho hàng. Các phương pháp này nhằm tiết kiệm được phần lớn thời gian, giảm thiểu nhược điểm của tồn kho, đồng thời rút ngắn qui trình quản lý và vận chuyển.

Đăc điểm của sáu nhà kho của Amazon là được mã hoá để vận hành hỗ trợ cho việc trưng bày hàng và hiệu ứng chuyển giao hàng, nhằm mục đích dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lý và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống.Quá trình thanh toán cũng được ứng dụng công nghệ phần mềm thiết kế thẻ thông minh và được thanh toán thông qua trang web của mình; hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp

Phân tích chiến lược công ty - Amazon Ngoài ra, các giải pháp công nghệ mới về phần mềm còn giúp cho các bộ phận khác nhau của Amazon ở khắp nơi trên thế giới có thể kết hợp công việc với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Trong tương lai các ngành công nghiệp như dịch vụ Web và các phương tiện truyền thông, sẽ hoàn toàn được tạo thành từ dữ liệu và mã hoá . Amazon sẽ là một nền tảng cho các ứng dụng phần mềm công nghệ cho dịch vụ này.

2. Marketing & bán hàng

2. 1. Amazon thực hiện cá nhân hoá dịch vụ

Amazon đã cố gắng sử dụng cá nhân hoá để "xây dựng các cửa hàng phù hợp cho từng khách hàng" Mỗi khách hàng sẽ có một trang web cá nhân hoá dựa trên mua sắm gần đây của họ. Amazon cũng gửi được e-mail đến từng cá nhân và các phiếu giảm giá cho khách hàng những người đã không truy cập trang web trong một thời gian. Phiếu giảm giá và e-mail này được cá nhân hoá bằng cách sử dụng hồ sơ của khách hàng cá nhân và bản tóm tắt những mua sắm gần đây của khách hàng. Ngoài các đề xuất được cá nhân hoá, Amazon đã cố gắng tối đa hóa lợi nhuận theo gói sản phẩm. Ví dụ, khi một khách hàng nhấp vào một cuốn sách quan tâm, một cuốn sách bổ sung sẽ bật lên và Amazon sẽ cung cấp các sản phẩm bổ sung tại mục giảm giá. Bezos tin vào chiến lược cá nhân hoá và xây dựng thương hiệu như một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của mình. Ông đã từng nói,. "Nó giống như trong bán lẻ truyền thống. Nếu một thương gia biết thị hiếu của bạn, ông có thể cho bạn biết cái gì thú vị sắp đến và ông tin rằng bạn có thể muốn nó" . Với việc sử dụng cá nhân hoá và gói sản phẩm, Bezos đã quản lý và sử dụng web như một phương tiện để cung cấp sản phẩm từ một nhà bán lẻ lớn đến từng khách hàng nhỏ.

Một trong những điều thú vị nhất khi mua hàng trên mạng là bạn có thể truy cập vào khối thông tin để tìm hiểu về sản phẩm mà bạn đang cân nhắc. Amazon.com cung cấp cho bạn những thông tin này dưới dạng các gợi ý, các bảng

Phân tích chiến lược công ty - Amazon miêu tả chi tiết, các trang đánh giá của người dùng. Đối với hầu hết đĩa CD âm nhạc và video trong cơ sở dữ liệu, Amazon đều có các đoạn clip minh họa đi kèm. Ngoài ra, Amazon còn cung cấp các thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ nhất, dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng (những người truy nhập mạng và khách hàng). Những cộng đồng này, chẳng hạng Listmania (những khách hàng mua sắm sành điệu )có tác dụng khuyến khích mọi người trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong mua bán, là nơi lý tưởng cho các khách hàng trực tuyến gặp gỡ lẫn nhau và chia sẻ hiểu biết về các vấn đề họ cùng quan tâm.

Với Amazon.com, bạn có cách để tặng thưởng cho người thân của bạn bằng việc giúp họ có thể mua hàng với giá chiết khấu. Mỗi lần bạn mua sách, đĩa nhạc, đĩa DVD tại Amazon.com, bạn có thể gửi thư cho bạn bè của bạn và Amazon.com sẽ khấu trừ 10% giá sách nếu bạn của bạn mua đúng hàng mà bạn đã mua. Nếu bất cứ một ai mua một trong những hàng bạn đã mua, chính bạn cũng sẽ được giảm giá trong lần mua tiếp theo.

Amazon tận dụng lợi thế có sẵn của mình là cơ sở dữ liệu khách hàng từng giao dịch trên Amazon để bán hàng trực tiếp đúng theo sở thích của từng người. Những ai từng mua hàng qua Amazon đều biết chuyện sau đó hãng này thỉnh thoảng gửi thư mời chào các sản phẩm tương tự hay sản phẩm họ từng tìm kiếm, tìm hiểu trên Amazon. Hãng này còn gửi thư mời khách hàng nhận xét về sản phẩm đã mua.

2.2. Hoạt động quảng cáo

Hoạt động quảng cáo của Amazon.com không rầm rộ như các công ty sản xuất khác. Amazon chỉ đặc biệt chú trọng đến Logo của mình bằng cách, Amazon.com thực hiện tiếp cận với khách hàng qua màn hình 2 chiều, trong các quảng cáo, trên những thùng màu nâu truyền thống và thông qua các sự kiện. Amazon sắp xếp chúng một cách hoàn hảo nhằm truyền tải thông điệp luôn cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất từ A đến Z cho tất cả khách hàng trên toàn thế giới.

Phân tích chiến lược công ty - Amazon 2.3.Xây dựng giá trị thương hiệu

Thương mại điện tử thường xuất phát từ các sản phẩm đặc thù như nhạc MP3, phim kỹ thuật số, sách điện tử do kênh phân phối trực tiếp qua mạng . Với việc nhận thức được điều đó Amazon đã đi theo quan điểm tiến chậm mà chắc. Jeff Bezos, cho rằng họ sẵn sàng gieo hạt chờ năm bảy năm để hái quả. Amazon bỏ ra hàng trăm triệu Đô la để xây dựng thương hiệu thành nơi bán lẻ đáng tin cậy - như sẵn sàng trả tiền cho khách khi việc mua bán bị trục trặc. Nhờ đi theo chiến lược đó Amazon đã lôi kéo những cửa hàng trên eBay qua phía mình. Nhờ cách đi chậm mà chắc này, Amazon lọc được những nơi bán hàng đáng tin cậy và loại trừ được những người làm ăn gian dối.

Bezos đã sáng tạo ra cả một thế giới kinh doanh trên mạng. Amazon.com là một địa chỉ hết sức lôi cuốn mà ngay ngày đầu thành lập đã trở thành địa điểm tham khảo cho bất cứ ai muốn bán sản phẩm của mình. qua mạng internet, người mua và người bán xích gần nhau đáng kể. Người mua được xem hàng thoải mái, hỏi kỹ về các chi tiết cần thiết và nếu đồng ý thì hàng sẽ được gửi tới tận nhà. Như vậy, người mua tiết kiệm được quĩ thời gian và chi phí đi lại: kinh doanh qua mạng internet đã đem đến nhiều tiện lợi hơn hẳn so với cách kinh doanh cũ. Bezos biết chào bán thông qua đối thoại linh hoạt với khách hàng.

Giới quan sát nhận định Amazon thành công nhờ sự đa dạng về hàng hóa, một thương hiệu dễ nhớ, một website dễ truy cập và khai thác thông tin cộng với độ tin cậy về dịch vụ cực cao. “Amazon đã xây dựng được một nền tảng khách hàng hết sức trung thành và họ ‘canh tác trên cánh đồng màu mỡ đó’ bằng cách liên tục giảm giá đồng thời tăng cường các tiện ích trên website”.

3.Các hoạt động hỗ trợ khác:

3.1. Quản trị nguồn nhân lực:

Phân tích chiến lược công ty - Amazon

Một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công cuả Amazon là sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Chính vì thế, công ty luôn tạo ra một môi trường làm việc mang tính hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả các nhân viên.

Dựa trên những nghiên cứu chuẩn mực, Amazon đã khởi động một dự án nhằm nâng cao sự tinh cậy đối với nguồn dữ liệu nhân lực trong công ty và sắp xếp một cách thứ tự các thông tin trên. Đảm bảo rằng một hệ thống dữ liệu như vậy có thể giúp công ty tìm ra những người lãnh đạo giỏi và “ sử dụng đúng người đúng việc”. Công ty tin tưởng rằng “ một nguồn nhân lực tốt thì mới tạo được những giá trị tốt”.

Ban đầu thành lập công ty tập trung những kỹ sư giỏi giàu tìm năng ở thành phố Seatle, nơi có trình độ nguồn nhân lực cao khá dồi dào. Với tài năng và quản lý tài ba của Bezos, quan điểm quản trị nhân viên là tạo ra mối liên kết từ các nhà quản trị đến các nhân viên. Công ty đào tạo nhân viên theo hai hướng: một nửa nhân viên sẽ lo đàm phán với các nhà xuất bản, các công ty bán buôn sách cũng như các chủ kho bãi, số còn lại lo việc tìm nguồn tiêu thụ bằng các chương trình quảng cáo hoặc xây dựng phần mềm tiêu thụ hàng trên mạng. • Trong khâu tuyển dụng cuả công ty, công ty luôn chú ý đến năng lực cho dù đó là lao động chân tay. Công ty luôn tuyển những người có tâm huyết với nghề và gắn kết lâu dài với công ty. Các nhân viên mới được khuyến khích rằng với các con số chắc chắn, họ có thể vẫn vượt qua xét đoán của các nhân viên cũ.

• Nhân viên sở hữu: nhân viên được cấp cổ phiếu cho để khuyến khích làm việc. • Vượt quyền của sếp: Nhân viên được khuyến khích ra quyết định mà không cần phải xin phép sếp.

Với phương thức phân quyền quản lý mới, trọng dụng người có năng lực, áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, Jeff Bezos đã xây dựng lên "huyền thoại Amazon"; tạo ra mẫu hình kinh doanh mới trong nền kinh tế khoa học công nghệ.

Phong cách "không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao".

Phân tích chiến lược công ty - Amazon Theo Bezos thì một nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế. Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Ông là một người tuyển dụng tích cực. Ông thuê người về giảng dạy cho nhân viên. Những khoá đào tạo này không nhằm mục đích giúp Amazon nhanh chóng tăng doanh số sách bán qua mạng, nhưng Bezos sử dụng các khoá đào tạo này để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới không ngừng.

Mối quan tâm của Bezos với đổi mới là một thế mạnh đặc biệt của CEO. Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang tên "Just do it" (tạm dịch là "Cứ làm đi"), theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp với tập đoàn mà không cần sự chấp thuận của CEO. Mục đích của Bezos là khuyến khích mọi người chủ động với công việc của mình.

3.2.Quản trị cơ sở hạ tầng:

Công ty có các hệ thống kho hàng đồ sộ áp dụng công nghệ cao. Một hệ thống các website hiệu quả, với các phần mềm quản lý dữ liệu thông tin rất tiện dụng. Tất cả điều đó giúp công ty quản lý và kiểm soát quá trình cung ứng hàng hóa chặt chẽ, đáp ứng khách hàng thời gian nhanh nhất.

3.3.Quản trị vật liệu:

Công ty luôn cố gắng để hạ thấp đáng kể chi phí hàng tồn kho. Bằng

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học QUẢN TRỊ CHIẾN lược CÔNG TY AMAZON (Trang 30 - 37)