“một giáo huấn bí mật truyền miệng” được truyền riêng từ một vị thầy qua một học trò. Ngày nay, những upadeśa của những vị thầy Tây Tạng thường được giữ gìn trong hình thức viết. Nhưng chớ quên rằng tất cả những lời dạy của đức Phật nguyên là bằng lời và chỉ được viết ra khoảng một trăm năm sau khi Ngài nhập Niết bàn.
(2) Ngày nay có bốn phái chánh của Phật giáo Tây Tạng: Nyingma, Sakya, Kagyud và Gelug. Dù chúng đều chủ trương cùng những giáo thuyết nền tảng của Đại thừa, có nhiều khác biệt về dòng và sự nhấn mạnh vào thực hành một số Tantra. Nyingma là phái cổ nhất và giữ gìn những truyền thống Phật giáo đến từ thời dịch thuật ban đầu, thế kỷ 7 đến 9. Ba phái kia có về sau với sự làm mới lại hoạt động dịch thuật trong thế kỷ 11. Ngày nay dù một Lama Tây Tạng thường liên kết với một dòng nào đó, nhưng họ sẽ giữ nhiều dòng quán đảnh và lời dạy từ những vị thầy không hẳn ở trong phái họ. Chúng ta không nên nghĩ những phái và dòng truyền này như loại trừ lẫn nhau như những giáo phái và nhà thờ ở Tây phương.
(3) Từ Lama (bla-ma) Tây Tạng dịch chữ Guru, hay vị thầy hướng dẫn tâm linh. Theo truyền thống có ba loại
lama: 1. những Guru của dòng, tức là những vị thầy của dòng truyền thừa những lời dạy và quán đảnh mà mình đã nhận; 2. những Guru ban cho sự hướng dẫn, nghĩa là mọi vị thầy mà người ta đã có, lúc này lúc khác trong đời hiện tại; và 3. Guru Gốc là vị thầy giới thiệu người ta vào bản tánh của tâm mình, và là người ban cho những quán đảnh quan trọng nhất và những giáo huấn bí mật cho sự phát triển tâm linh của mình trong đời này. Vị Guru Gốc này có ba phương diện theo chiều sâu: 1. Guru bên ngoài là vị thầy thật sự nhập môn và dạy dỗ cho; 2. Guru bên trong là bổn tôn thiền định của cá nhân mà người ta nối kết với ngài một cách đặc biệt trong suốt đời hiện tại; 3. Guru Bí Mật là Samantabhadra, Phật Bổn Nguyên, bậc không ai khác hơn là bản tánh của tự tâm mình.
(4) Ba Thân trong hệ thống Kinh chỉ ám chỉ mục tiêu của con đường tâm linh, chứ không ám chỉ Nền Tảng và Con đường như trong Đại Toàn Thiện. Như là mục tiêu, nó có nghĩa là sự biểu lộ của giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật theo ba Thân (kaya) hay ba chiều kích hiện hữu của ngài. Pháp thân (Dharmakaya) hay “Thân Thực Tại” thì vượt khỏi ý niệm của trí thức và diễn tả bằng lời. Nó là thực tại tối hậu tràn đầy và toàn khắp. Báo thân (Sambhogakaya), “thân hưởng thọ”, biểu lộ bên ngoài thời gian và lịch sử trong Akanistha, bình diện cao nhất của hiện hữu. Chỉ những đại Bồ tát đã hoàn toàn tịnh hóa các căn của mình mới có thể tri giác hình tướng vinh quang này. Hóa thân
(Nirmanakaya), “thân lưu xuất”, là Phật xuất hiện trong thời gian và lịch sử như là một đạo sư của con đường. Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni là một Hóa thân. Cũng vậy từ Hóa thân hay Tulku được áp dụng cho những tái hiện thân của những vị thầy tâm linh vĩ đại.
(5) Xứ sở Uddyana (TT. U-rgyan) là nơi chốn chánh yếu phát nguồn của những Tantra Anuttara, cũng như những Tantra của Dzogchen. Nó là quê hương của vua Jah, vị đã đầu tiên phát hiện những Tantra Mahayoga, và của Garab Dorje, vị thầy nhân loại đầu tiên của Dzogchen theo truyền thống Phật giáo. Hơn nữa, Uddiyana là nơi sanh của Padmasambhava, vị thầy đã thiết lập hình thức Mật thừa Phật giáo ở Tây Tạng.
(6) Sabda-mahaprasanga Tantra: đây là Tantra chủ yếu
trong mười bảy loại Tantra của bộ Upadeśa.
(7) Kulayaraja Tantra: Đây là Tantra chủ yếu trong những Tantra bộ Semde.
(8) Từ ngữ những Phật Thiền (Dhyani Buddha), dùng để chỉ năm Như Lai hay Phật là Báo thân của Phật quả. Từ dhyani xuất phát từ dhyana, “thiền định”.
(9) Năm âm tiết của thần chú này đại diện cho năm vị Phật thiền. Hình dáng người nam màu trắng vô nhiễm, hẳn là Vajrasattva, ban cho tỳ khưu ni quán đảnh cái bình tịnh hóa thân cô khỏi mọi che ám.
(10) Đây là tên của một Tantra Dzogchen nổi tiếng. Giáo sư Norbu đang sửa soạn một nghiên cứu rộng rãi về bản văn này.
(11) Vajrasana, “tòa kim cương”, dưới cội Bồ đề nơi đức Phật giác ngộ. Bây giờ là Bodh Gaya ở bang Bihar Ấn Độ. Vài dặm về phía đông là đất hỏa thiêu Kolashri, mà người Tây Tạng xem là Sita-vana xưa.
(12) Một bản dịch của bản văn này, xem Đức Vua Thông Thái và Vinh Quang, cùng với bình giảng của Patrul Rinpoche, trong Golden Letters, Những Chữ Vàng (bản tiếng Việt của n.x.b. Thiện Tri Thức, 2002).
(13) Địa điểm chính xác của nơi này không được biết, cũng như hình thức Sanskrit của cái tên này.
(14) ‘Ja’-s là “Thân Cầu Vồng” và người đạt đến gọi là một ‘ja’-lus-pa. Đây là một phương pháp, khi vào lúc chấm dứt cuộc đời, người ta có thể chuyển hóa thân thể vật chất thành năng lực thuần khiết sáng chói và biến mất như một cầu vồng giữa bầu trời. Việc này làm cho người ta vượt thoát vòng chuyển di luân hồi, và người ta có thể chọn cách tái xuất hiện trong một thân ánh sáng bất cứ nơi nào người ta muốn để cứu giúp và giáo hóa chúng sanh. Một số Thân Cầu Vồng đã được xác định ở Tây Tạng trong những thập niên gần đây. Trong vòng bảy ngày thân xác vật chất biến mất, chỉ để lại tóc và móng tay chân.
(15) Xem Dzogchen, the self-perfected state, Chögyal
CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM