0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao sự quyết đoán khi làm việc độc lập;

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 32 -34 )

quyết đoán khi làm việc độc lập;

- Thành thạo hơn các kĩ năng về vi tính văn phòng như:Word, Excel, PowerPoint,… Word, Excel, PowerPoint,…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKẾT LUẬN KẾT LUẬN

Qua khoảng thời gian một tháng thực tập tại Viện Môi trường và Tài nguyên thì em đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trước đó như sau:

Mục tiêu đầu tiên là tìm hiểu về Viện môi trường và Tài nguyên: Thời gian thành lập, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ. Để hoàn thành được mục tiêu này không chỉ là việc tìm hiểu qua các tài liệu hay sách vở ghi chép sẵn có, mà đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động, công việc cụ thể để nắm rõ về cơ chế hoạt động của một tổ chức, mối liên hệ giữa các phòng ban,…vv.

Mục tiêu thứ hai là đánh giá hiện trạng quản lý hoạt động thu gom - vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau quá trình đi khảo sát thực tế và thu thập các thông tin và tài liệu về hiện trạng, từ đó vận dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra kết quả đánh giá khách quan nhất. Tuy thời gian thực tập ngắn, không thể đi khảo sát hết toàn bộ các cơ sở trên địa bàn nhưng đã lựa chọn các cơ sở có tính đại diện cao để khảo sát nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Mục tiêu thứ ba là thực hiện đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các sự cố môi trường trong các hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy kết quả đánh giá này chỉ mang tính tổng quát cho các sự cố môi trường trong hoạt đông thu gom - vận chuyển và nằm trong phạm vi thực tập nhưng dựa trên kết quả này có thể đưa vào ứng dụng cụ thể cho từng trường hợp xảy ra sự cố.

Học hỏi được các kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập. Đây chính là mục tiêu có thể nói là vô cùng quan trong. Việc học hỏi kĩ năng và kinh nghiệm đòi hỏi phải là cả một quá trình nổ lực học tập và rèn luyện của bản thân để hoàn thiện mình.

Các kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đề tài này mong rằng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan sau này. Đặc biệt mong rằng từ kết quả của đề tài này có thể làm cơ sở cho việc xây dựng ra kế hoạch ứng cứu các sự cố môi trường trong hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH.

KIẾN NGHỊ

Sau khi hoàn thành báo cáo chuyên đề “đánh giá nguy cơ, mức độ và phạm vi ảnh

hưởng của các sự cố môi trường trong các hoạt động thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương” và sau quá trình khảo sát đánh giá hiện

trạng quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì thấy được công tác quản lý còn gặp phải nhiều khó khăn như: thiếu hụt các văn bản pháp lý, công tác tổ chức thực hiện thiếu sự liên kết giữ các đơn vị; thiếu nguồn vốn đầu tư vào công nghệ, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH; hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, công tác tuyên truyền nhận thức,…nên muốn đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn trên như sau:

- Tiến hành công tác thanh kiểm tra thường xuyên hơn tại các địa điểm lưu trữ tập kết CTNH của các đơn vị thu gom, xử lý nhằm đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng các quy định về CTNH;

- Thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhằm tăng tính cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ này;

- Thường xuyên tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, các buổi hội thảo ngắn hạn về CTNH để nâng cao nhận thức của các đơn vị tổ chức về mức độ nguy hại của CTNH và làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác quản lý;

- Thực hiện đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về CTNH;

- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn ứng phó các tình huống khi xảy ra sự cố môi trường tại các cơ sở thu gom – vận chuyển và xử lý CTNH;

- Cần có chính sách khuyến khích và giải pháp hỗ trợ (về kỹ thuật, tài chính) đối với các cơ sở đã áp dụng hoặc có giải pháp khả thi để giảm phát sinh chất thải tại nguồn;

Tuy đây là những vấn đề không phải là mới mẽ nhưng những kiến nghị trên luôn luôn thật sự cần thiết và cần cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được. Nếu giải quyết được các khó khăn trên thì cũng góp phần không nhỏ đến việc phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó với các sự cố môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 32 -34 )

×