- Quan hệ trong nội bộ CQCM: Công chức các CQCM đều chú ý thực hiện khá tốt việc giao tiếp trong cơ quan đơn vị thông qua các trao đổi, phối hợp công việc một cách chính thức hoặc không chính thức giúp cho công việc của các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy cơ bản hoạt động, vận hành thuận lợi và thông suốt.
- Quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức và doanh nghiệp:nói đến việc công chức các CQCM thực hiện quá trình giao tiếp với người dân luôn luôn được đánh giá khá tốt , nhìn chung ít có sự phản ảnh - kiến nghị về những phiền hà. Đa phần công chức CQCM đều nhận thức rõ. Tuy vậy, vẫn còn một số công chức các CQCM thiếu nhuần nhị hoặc chưa thật tận tình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với công dân.
* Kỹ năng soạn thảo văn bản
Hiện tại trong đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy, có một số công chức lâu năm và kỹ năng soạn thảo tiếp xúc với công nghệ không được nhạy bén. Phần lớn các công chức trẻ, tuy kỹ năng thao tác soạn thảo nhanh gọn hơn nhưng còn ít kinh nghiệm tác nghiệp nên hay mắc những lỗi cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
2.3.2. Thực trạng năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện Lệ Thủy thông qua kết quả thực thi công vụ
2.3.2.1. Kết quả đánh giá, xếp loại thực hiện nhiệm vụ hàng năm
Theo kết quả thống kê giai đoạn năm 2018 - 2020, không có công chức xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số công chức làm việc chưa tốt.
53
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lệ Thủy năm 2016 - 2020 Đơn vị tính: Người và tỷ lệ % Năm đánh giá
Mức xếp loại
2018 2019 2020
SL TL% SL TL% SL TL%
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 5,3 2 3,8 4 7,7 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 50 89,4 49 94,3 48 92,3 Hoàn thành nhiệm vụ nhưng
còn mặt hạn chế về năng lực 3 5,3 1 1,9 0 0,0 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Tổng 56 100 52 100 52 0,0
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức giai đoạn năm 2018 - 2020 Của UBND huyện Lệ Thủy và tính toán của tác giả)
Công tác đánh giá công chức hàng năm chủ yếu dựa vào kiểm điểm tập thể và còn nặng về hình thức, chưa phản ánh chính xác kết quả làm việc, chưa thật sự gắn với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng công chức. Một số cơ quan chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức; không ít công chức thường có tư tưởng e ngại, nể nang, không dám thẳng thắn phê bình, đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, nhất là đối với lãnh đạo cơ quan, đặc biệt là cấp trưởng. Do vậy, việc đánh giá công chức vẫn là một khâu yếu trong công tác cán bộ của địa phương, chưa trở thành động lực trong hoạt động thực thi công vụ và nâng cao năng lực, trình độ của công chức.
2.3.2.2. Kết quả khảo sát nhận định, đánh giá của công chức và của người dân về thực hiện nhiệm vụ được giao
Để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về thực trạng chất lượng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy, tác giả đã tiến hành
54 khảo sát thông qua 2 mẫu phiếu điều tra:
- Phiếu khảo sát 1: Dành cho công chức một số CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy. Tác giả tiến hành phỏng vấn tất cả 91 công chức hiện đang công tác thuộc UBND huyện Lệ Thủy.
Nội dung: Có 06 câu hỏi khảo sát về công việc hiện tại, 07 câu hỏi về Môi trường làm việc, chính sách và chế độ đãi ngộ; 05 câu hỏi về công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng công chức.
- Phiếu khảo sát 2: Dành cho một số người dân đến làm việc với CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy. Đối với đối tượng này tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 50 người dân khi họ đến làm việc tại các phòng chức năng của huyện.
Nội dung: Tác giả tập trung khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi của người dân nhận định về: Thái độ, tinh thần trách nhiệm với công việc; trình độ tác nghiệp chuyên môn và những ý kiến đề xuất của người dân nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND huyện Lệ Thủy.
* Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy về công việc hiện tại
Sự hài lòng của công chức đối với công việc là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đội ngũ công chức. Có thái độ đúng đắn với công việc, có lòng yêu nghề thì công chức mới có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc.
Theo Bảng 2.8 dưới đây cho thấy 6 tiêu chí đánh giá của công chức với công việc hiện tại chủ yếu đều ở mức từ đồng ý đến rất đồng ý. Riêng đối với 2 tiêu chí “Phân công công việc trong bộ phận đang công tác hiện nay là hợp lý” có đến 12 cán bộ đánh giá là không đồng ý tương đương 13,2% và tiêu chí “Công việc được bố trí đúng trình độ, năng lực, sở trường của anh chị” có 10 cán bộ đánh giá không đồng ý tương đương 11%. Qua đó cho thấy việc phân công
55
công việc giữa các bộ phận của các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Lệ Thủy vẫn chưa được thực hiện tốt.
Kết quả khảo sát tiêu chí “Cảm thấy đảm bảo sức khỏe để làm việc” có hơn 95%% công chức cảm thấy đảm bảo sức khỏe để làm việc và 100% đồng ý 3 tiêu chí: “Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan”; “Xác định rõ nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc tại vị trí việc làm của mình” và tiêu chí “Công việc đang làm phù hợp với chuyên môn.”.
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lệ Thủy về công việc hiện tại TT Nội dung khảo sát
Kết quả đánh giá (số phiếu) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1.1 Công việc được bố trí đúng
trình độ, năng lực, sở
trường của anh chị. 0 0 10 20 61
1.2 Cảm thấy đảm bảo sức khỏe
để làm việc. 0 0 3 41 47
1.3 Công việc đang làm phù
hợp với chuyên môn. 0 0 0 47 44
1.4 Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. 0 0 0 10 81 1.5 Xác định rõ nhiệm vụ và tiêu
chuẩn thực hiện công việc tại
vị trí việc làm của mình. 0 0 0 7 84
1.6 Phân công công việc trong bộ phận đang công tác hiện
nay là hợp lý. 0 12 27 48 4
(Kết quả điều tra - khảo sát năm 2020) Nhìn chung, hầu hết mức đánh giá đồng ý và rất đồng ý đều trên 70%, các công chức phần lớn đều hài lòng và yêu thích công việc hiện tại của mình. Quy định, chức năng nhiệm vụ đều được công chức nắm vững; việc phân công công việc hợp lý tạo động lực khá tốt để các công chức hoàn thành công việc
56
được giao. Một số ít công chức cho rằng công việc đang làm chưa phù hợp với trình độ năng lực, và sở trường.
2.3.2.3. Mức độ hài lòng qua tiếp xúc công việc với công chức các CQCM thuộc UBND huyện:
Để có cái nhìn khách quan hơn, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của người dân (là đối tượng thụ hưởng các hoạt động của công chức trong các cơ quan thuộc UBND huyện) để làm cơ sở góp phần đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức. Việc đánh giá của người dân được thực hiện trên 2 nội dung: Thái độ, tinh thần, trách nhiệm với công việc; trình độ chuyên môn;
* Ý kiến đánh giá về thái độ, tinh thần, trách nhiệm với công việc của công chức của công chức
Tinh thần, thái độ của công chức thể hiện ở lề lối, tác phong, phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực thông qua việc tiếp xúc, giải quyết công việc với dân. Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của người dân về thái độ, tinh thần, trách nhiệm
với công việc của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy STT Nội dung khảo sát
Kết quả đánh giá (số phiếu) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1.1 Anh/chị được giải đáp kịp thời, hợp lý khi có thắc mắc,
phản ánh về công việc 0 3 3 36 8
1.2 Phong cách làm việc, thái độ phục vụ luôn vui vẻ, hòa
nhã; văn minh, lịch sự. 0 3 7 34 6
1.3 CC luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ
chức kỷ luật. 0 3 4 39 4
1.4 Kỹ năng thực thi nhiệm vụ của CC vững vàng 0 0 10 38 2 (Kết quả điều tra khảo sát năm 2020)
57
Theo số liệu tổng hợp từ bảng 2.9 trên đây ta thấy: Nhìn chung, thái độ, tinh thần và trách nhiệm của các công chức được người dân huyện Lệ Thủy đánh giá cao. Đây là kết quả tốt cho những nỗ lực hoạt động, phục vụ người dân nói chung và người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng. Kỹ năng thực thi công vụ của công chức được người dân cảm thấy hài lòng là 80%. Có đến 44/50 ý kiến đánh giá của người dân (tương đương 88%) đồng ý và rất đồng ý với công chức giải đáp kịp thời, hợp lý cho người dân khi có thắc mắc, phản ánh về công việc. Tuy nhiên, vẫn còn 06% ý kiến không đồng tình về tiêu chí này.
Về phong cách, thái độ phục vụ thì có đến 80% ý kiến đồng ý rằng các công chức luôn vui vẻ, hòa nhã, phong cách văn minh khi tiếp xúc với người dân. Tương tự với tiêu chí Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của các công chức có 86% ý kiến đồng ý, rất đồng ý và không đồng ý. Một số ý kiến (06%) đánh giá chưa thực sự hài lòng. Đây là vấn đề các công chức cần lưu ý để điều chỉnh.
* Ý kiến đánh giá của người dân về trình độ chuyên môn của công chức Căn cứ số liệu Bảng 2.10. dưới đây ta thấy rằng 03 tiêu chí về “kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng”, “nắm vững quy trình nghiệp vụ, thủ tục trong quá trình giải quyết công việc” và “cập nhật kịp thời những văn bản, chế độ mới để hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước, Pháp luật” được người dân đánh giá rất cao với mức độ đồng ý trên 85% và không có ý kiến nào không đồng ý. Tiêu chí được đánh giá thấp nhất đó là “Hầu hết đội ngũ công chức đều có khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác quản lý và điều hành”chỉ có 502% người dân đồng ý 42 % đánh giá ở mức độ “bình thường” và 8% không đồng ý với tiêu chí trên.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, các tiêu chí về kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức huyện Lệ Thủy hiện tại đa số được người dân đồng tình. Song bên cạnh đó khả năng vận dụng khoa học công nghệ vào công
58
tác quản lý, điều hành cảu một số công chức chưa được tốt. Đó là những hạn chế của hầu hết các cán bộ công chức lớn tuổi hiện nay và cần có những giải pháp thiết thực để thời gian tới được tốt hơn.
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của người dân về chuyên môn - nghiệp vụ của công chức cá cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lệ Thủy S
TT Nội dung khảo sát
Kết quả đánh giá (số phiếu) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 2.1 Kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức
vững vàng 0 0 6 38 6
2.2 Công chức nắm vững quy trình nghiệp vụ, thủ tục trong quá trình giải quyết công việc
0 0 7 37 6
2.3 Công chức luôn cập nhật kịp thời những văn bản, chế độ mới để hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước, Pháp luật
0 0 7 39 4
2.4 Hầu hết đội ngũ công chức đều có khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác quản lý và điều hành.
0 4 21 25 0
(Kết quả điều tra khảo sát năm 2020) * Đánh giá về sự cải thiện chất lượng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy
Qua kết quả khảo sát 50 người dân, thì hầu hết người dân đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Lệ Thủy đã được cải thiện. Trong đó, có 12 ý
59
kiến (24%) cho rằng có nhiều chuyển biến hơn trước và 41 (82%) ý kiến cho rằng có cải thiện hơn trước rất rõ nét.
Điều đó cho thấy chất lượng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Lệ Thủy trong những năm qua đổi mới rất nhiều so với trước đây. Đây là rất đáng mừng cho Đảng bộ và chính quyền của huyện nhà.
Phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ phục vụ, trách nhiệm với công việc của công chức được người dân đánh giá cao, kết quả giải quyết công việc tương đối tốt. Điều đó thấy đội ngũ công chức huyện Lệ Thủy cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu công vụ, được người dân tín nhệm.
Công chức muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước hết phải có lối sống chân thành, lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao, luôn xác định phương châm làm việc của mình đó là biết lắng nghe, sự nhiệt tình, kinh nghiệm là chưa đủ, phải có chuyên môn tốt, có năng lực, kỹ năng hành chính mới có thể giải quyết được công việc và không xảy ra sai sót, khi đó mới được người dân tín nhiệm, yêu mến xứng đáng là một bộ máy hành chính của Nhà nước, của Chính quyền, là chỗ dựa vững chắc cho người dân.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những ưu điểm
- Đội ngũ công chức huyện Lệ Thủy cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối đổi mới của Đảng, có ý thức độc lập tự chủ. Với tinh thần ham học hỏi, mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức nền hành chính huyện, nhờ đó có nhiều công chức có tinh thần học tập tốt, kết quả học tập cao. Chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, khả năng lý luận chính trị, đạo đức công vụ ngày càng được hoàn thiện: chất lượng cán bộ công chức, viên chức đạt được kết quả cao như vậy, 100% có trình độ
60
đại học trở lên, chuyên ngành học phù hợp với vị trí công việc từng bước đáp ứng yêu cầu của địa phương.
- Các cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm đã có nhiều cố gắng thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý HCNN được củng cố kiện toàn. Thể chế ngày càng hoàn thiện, dân chủ được phát huy, dịch vụ công phát triển đa dạng, đáp ứng ngày càng kịp thời hơn yêu cầu của tổ chức và công dân. UBND huyện Lệ Thủy luôn chú trọng công tác đào tạo đội ngũ công chức hành chính cấp phòng, ban nhằm nâng cao năng lực chuyên môn ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Lãnh đạo luôn tạo điều kiện để công chức tự học tập và phát huy hết khã năng của bản thân trong môi trường công tác.
- Về chế độ, chính sách đối với công chức đã được cải thiện. Kể từ khi có Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách của công chức chuyên môn cấp huyện được áp dụng chung đối với công chức nhà nước, đã tạo tâm lý yên tâm ổn định công tác đối với CC. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Đội ngũ công chức hiện đang công tác tại UBND huyện đa số đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình xây dựng quê hương, có bản lĩnh chính trị