Tình hình quản lý đất đai của xã

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GNSS để thành lập bản đồ lâm nghiệp tại xã nam quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2018 (Trang 42 - 46)

- Hiện trạng quỹ đất

5 năm qua BCH Đảng bộ đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ công tác quản lý và sử dụng đất đai, thường xuyên quán triệt và tuyên truyền luật đất đai đối với cán bộ đảng viên và nhân dân để mọi người nắm chắc, hiểu sâu. Từ đó thực hiện tốt luật đất đai trên địa bàn. Đồng thời cũng tạo điều kiện để UBND xã quản lý chặt chẽ về đất đai, tập thể, cá nhân sử dụng đúng mục đích theo pháp luật quy định.

Hàng năm UBND xã đã lập tờ trình Kế hoạch sử dụng đất trình HĐND, báo cáo cấp trên có thẩm quyền phê chuẩn và làm các thủ tục sử dụng đất đai cũng như cấp đất giãn cư cho nhân dân. 5 năm qua đã đề nghị và cấp được 1419,21 ha đất nông nghiệp cho 529 hộ, trong đó có 309 hộ với 150,51 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 283 hộ với 1268,70 ha diện tích đất lâm nghiệp và có 422 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Phần nào đã cơ bản giải quyết được khó khăn về đất ở cho nhân dân.

Thực hiện các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn và chỉ đạo của các cấp công tác tổng kiểm kê đất đai đã được xúc tiến và hoàn thành. Từng bước chỉ đạo xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai từ năm 2015 trở về trước còn tồn đọng của BTV tỉnh uỷ Lạng Sơn và luật đất đai năm 2013. Đồng thời kiên quyết kiểm tra, xử lý các trường hợp phát sinh vi phạm lấn chiếm đất công và xây dựng trái phép liên quan đến quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn.

Việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho nhân dân cũng được thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng, hội đồng xét cấp đất thực hiện đúng tiến độ theo Kế hoạch hàng năm. Đến nay đã cấp được 422/533 = 79,17% số hộ trong xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Bảng 4.3: Hiện trạng quỹ đất của xã Nam Quan năm 2017 Thứ tự -1 Tổng diện tích tự nhiên 1 Đất nông nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở

2.1.1 Đất ở tại nông thôn

2.1.2 Đất ở tại đô thị

2.2 Đất chuyên dung

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công

2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

2.2.5 Đất có mục đích công

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.5 Đất sông suối và mặt nước

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

3 Đất chưa sử dụng

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng

3.3 Núi đá không có rừng cây

* Nguồn: Kiểm kê đất xã Nam Quan năm 2017

-Tình hình quản lý đất đai Qua bảng trên cho thấy:

- Hiện nay 71,18% quỹ đất của xã đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội; trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 4162,85 ha, chiếm 67,73% tổng quỹ đất đai, đất phi nông nghiệp là 211,83 ha, chiếm 3,45% và còn lại khoảng 28,82% đất chưa sử dụng. Điều này phản ánh đúng xu thế sử dụng đất đai của 1 xã miền núi đang trên đà công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh.

- Trong đất nông nghiệp đang sử dụng, có 460,89 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 11,07% đất nông nghiệp (gồm 175,04 ha đất lúa và 26,57 ha đất màu và 29,28 ha đất trồng cây lâu năm); 3700,89 ha đất lâm nghiệp, chiếm 88,9% và 1,07 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 2,57%. Điều này phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình của xã.

- Trong đất phi nông nghiệp, đất ở là 15,86 ha (bình quân 297,56 m2/hộ); trong đó không có đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng là 98,94 ha, chiếm 46,7% đất phi nông nghiệp. Thực trạng sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp như trên cho thấy đất ở là chưa hợp lý do chưa có đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đất phát triển hạ tầng tương đối nhỏ, thể hiện được sự chưa phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn xã và hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã được xây dựng tương đối kém, cần phải có cơ chế điều chỉnh lớn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

- Trong 5 năm qua sử dụng đất đai của xã biến động theo hướng giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích đất sản xuất kinh doanh và đất phát triển hạ tầng. Đây là xu hướng biến động sử dụng đất phù hợp đối với 1 xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và thiếu điều kiện về nguồn vốn để chỉnh trang phát triển hạ tầng xã hội.

35

- Lưới kinh vĩ được xây dựng theo Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Elipsoid WGS-84, lưới chiếu UTM, múi chiếu 3, kinh tuyến trục 10715’ (theo kinh tuyến trục của tỉnh Lạng Sơn) và được thiết kế thành một mạng lưới chung cho toàn khu đo.

- Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính.

- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số

25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GNSS để thành lập bản đồ lâm nghiệp tại xã nam quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2018 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w