C. Kết luận của Giảng viên:
3.2. Tác động của bộ ba bất khả thi đối với dòng vốn FDI
Việc áp dụng “bộ ba bất khả thi” này trong kinh tế và tài chính vĩ mô là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc mối tương quan và các tác động qua lại trong bối cảnh tiền tệ và tài chính vĩ mô của từng nước.
Trong thực tế nền kinh tế mỗi nước đã tương tác như thế nào với các biến vĩ mô bên ngoài là hoàn toàn tùy thuộc cách mỗi nước áp dụng. Có thể thấy những ví dụ minh họa cụ thể về sức cạnh tranh của các nền kinh tế lớn của Châu Âu và cả Châu Á như Đức, Pháp, Nhật và Trung Quốc.
Quay trở lại vấn đề chỉ số USD Index giảm giá thời gian qua, vì sao hầu như không tác động đến đồng tiền VND của Việt Nam? Đơn giản là vì tỷ giá hối đoái của Việt Nam được gắn vào đồng USD (Pegged to USD). Do vậy, việc đồng USD giảm giá có nghĩa là đồng VND của Việt Nam giảm theo về giá trị, đặc biệt so với các ngoại tệ khác ngoài USD, nghĩa là nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn tại các thị trường xuất khẩu chính ở Châu Âu, Châu Á. Đánh giá chung thì các đồng tiền chủ chốt của Châu Âu trong năm qua đã tăng giá từ 23% đến hơn 42% so với USD, còn các đồng tiền chủ chốt của Châu Á như: Đồng Yên của Nhật, đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc cũng đã tăng giá khoảng 11%.
Việc các đồng tiền Châu Á và Châu Âu lên giá rất mạnh so với USD đồng nghĩa với việc các nền kinh tế này sẽ gặp khó về sức cạnh tranh, do thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của các nền kinh tế lớn ơ chế gắn chặt tỉ giá theo USD, dẫn tới có tác động rất tích cực trong thu hút vốn đầu tư này, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị lên giá.
Trong khi đó trên thị trường thế giới nói chung, hàng hóa Mỹ lại trở nên cạnh tranh hơn nhờ giá thành hạ xuống theo tỷ giá áp dụng.
Ở góc nhìn khác, điều thú vị là trong một năm qua, chỉ số USD Index giảm mạnh từ mốc 103 vào đầu năm 2017 khi ông Donald Trump mới lên cầm quyền, đến nay về mốc 88,40; đồng Việt Nam giảm giá theo do cừ các luồng tư bản Châu Âu và Châu Á đổ sang Việt Nam nhiều hơn.
Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm ngày 8/2/2018 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.435 đồng, giảm 10 đồng so với mức công bố sáng ngày 7/2/2018. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng ngày
8/2/2018 là 23.108 đồng và tỷ giá sàn là 21.762 đồng. Ngày 8/2/2018 là phiên giảm thứ hai liên tiếp của tỷ giá này. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng 8/2/2018 cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm khá mạnh.
Từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền nước Mỹ, chỉ số USD Index giảm khá mạnh từ 103 và đã xuống mức thấp nhất là 88,40. Điều này khiến các nền kinh tế Châu Âu như: Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn của Châu Á gặp khó, do đồng tiền của họ lên giá rất mạnh so với đồng USD.
Đây là một thực tế minh chứng rất rõ ràng rằng, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn phương thức gắn chặt VND vào USD đang hoạt động rất tốt cho nền tài chính - tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cùng là việc chỉ số USD index tăng nhẹ, thì do cơ chế gắn chặt vào đồng USD (Pegged-to-USD) nên đồng VND đang lên giá theo đồng USD, nhưng lại có tác dụng hút dòng vốn ngoại tệ từ các nước ngoài khu vực đồng USD như từ: Châu Âu, Châu Á sang Việt Nam.
Sự dư cung các luồng vốn ngoại tệ lại khiến tỷ giá quy đổi VND sang USD có khuynh hướng đi xuống mạnh. Đó chính là điều kỳ diệu mà chiếc “đũa thần” Impossible Trinity đang biến cái bất lợi thành có lợi thế hơn để củng cố thêm cho nền tảng tài chính - tiền tệ - thu hút dòng vốn luân chuyển sang nước ta nhiều hơn.
Một minh chứng nữa cho nghệ thuật sử dụng chiếc đũa thần trong “bộ ba bất khả thi” để thu hút dòng vốn ngoại tệ đổ mạnh vào Việt Nam, khiến dự trữ ngoại tệ tăng vọt trong khi tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam lại được điều chỉnh đi xuống, lần đầu tiên sau hơn nửa năm lãi suất qua đêm VND trên liên ngân hàng vượt mức 3%/năm, tỷ giá USD/VND đi xuống và dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng vọt lên kỷ lục mới.
Có nghĩa là đồng VND thực tế đang lên giá một chút so với USD chứ không bị gắn chặt một cách cứng nhắc như nhiều người có thể lầm tưởng. Điều này khiến áp lực tâm lý và thực tế khiến rủi ro VND mất giá đang bị giảm thiểu và thậm chí loại bỏ đi.
Với cùng một khoản tiền, dòng vốn từ nước ngoài tính bằng đồng EUR, CNY hay JPY tính theo tỷ giá hối đoái mới tự nhiên đổi được một khoản vốn lớn hơn đến 8-12% là 1 con số rất hấp dẫn, đặc biệt với những khoản vốn được đưa sang lên đến
hàng tỷ USD. Chính cái "gap" này làm xuất hiện cơ hội kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage).
Cơ hội kiếm lời từ Arbitrage này còn được khuếch đại lên nhiều lần khi nhà đầu cơ không những kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá, mà còn hưởng lợi kép từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc gửi ngân hàng để hưởng lãi suất cao đến mức 7,5%/năm như ở Việt Nam hiện nay. Điều này giải thích vì sao dòng vốn từ Châu Âu và Châu Á chảy sang Việt Nam đặc biệt mạnh trong thời gian hơn một năm qua.
KẾT LUẬN
Sự kết hợp bộ ba chính sách kinh tế vĩ mô này là kết quả của những cải cách mang tính hệ thống, kết hợp với những cú sốc bên ngoài tác động đối với các quốc gia. Việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi thích hợp sẽ hỗ trợ cho quá trình đạt được các mục tiêu của quốc gia, ngược lại sẽ đưa quốc gia đó tời sự khủng hoãng. Chẳng hạn như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 trong thời kỳ quan sát, hay sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, đã ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi trong chính sách.
Trong xu hướng hội nhập tài chính, các quốc gia nhận gặt hái được những thành công, nhưng cũng không nên bỏ qua các mất mác phải gánh chịu, một quốc gia sẽ phải đánh đổi giửa ổn định về tài chính và ổn định về tiền tệ. Do đó, các quốc gia đang phát triển với nền tài chính non yếu cần cân nhắc kỹ việc thực hiện các chính sách.
Với Việt Nam, các chỉ số bộ ba bất khả thi cũng cho thấy quốc gia đang hướng tới một lựa chọn trung gian cho các chính sách. Ngay cả những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Việt Nam vẫn không thực sự theo đuổi tuyệt đối và cũng không từ bỏ hoàn toàn bất kỳ một mục tiêu nào của bộ ba chính sách. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mức độ mở cửa tài khoản vốn của Việt Nam đã gia tăng liên tục theo thời gian, do đó đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và hiệu quả của chính sách tiền tệ là điều không tránh khỏi. Những phân tích chỉ ra rằng Việt Nam hiện lựa chọn ổn định tỷ giá hơn là độc lập tiền tệ, điều này lại không phù hợp với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm pháp. Do đó, Việt Nam cần lựa chọn một tỷ giá thả nổi có quản lý nhằm đạt được mức độ độc lập tiền tệ cao hơn hướng tới phục vụ cho mục tiêu kiềm chế lạm pháp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Thu Hồng, Bộ ba bất khả thi và một số phương pháp đo lường; 2. Đinh Thị Thu Hồng, Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam;
3. Lê Phương & Nguyễn Kim Thái Ngọc, Ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước Đông Nam Á
4. Tô Trung Thành (2012). “Kiểm định bộ ba bất khả thi tại Việt Nam và hàm ý lựa chọn chính sách trong ngắn và dài hạn”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 9/2012.
5. Lê Phan Thị Diệu Thảo (2010). “Bộ ba bất khả thi trong điều hành chính sách tiền tệ”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 46+47/2010, tr. 11-16.
6. Phạm Thị Tuyết Trinh (2010). “Kiểm định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam”. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 57/2010: 11.
7. Nguyễn Văn Tiến, Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu; https://www.sbv.gov.vn
8. Vũ Đình Ánh, Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - một số bài học từ giai đoạn 2006-2010; https://www.sbv.gov.vn
9. Aizenman, J., M. Chinn, and H. Ito. (2008), Assessing the Emerging Global Financial rchitecture: Measuring the Trilemma’s Configurations over Time, NBER Technical Report 14533. Cambridge: NBER;
10. Han Jian, Cheng Shaoyi and Shen Yanzhi, Capital Inflows and the Impossible Trinity in China;
11. Aizenman, J., Chinn, M. D. and Ito, H. (2011). Surfing the waves of globalization: Asia and financial globalization in the context of the trilemma. Journal of the Japanese and International Economies, 25, 290-320.
12. Aizenman, Joshua & Ito, Hiro, (2012). Trilemma policy convergence patterns and output volatility. The North American Journal of Economics and Finance, Elsevier, 23(3), 269-285.
13. Fleming, J. (1962). Domestic Financial Policies Under Fixed and Under Floating Exchange Rates. IMF Economic Review, 9, 369- 380.https://doi.org/10.2307/3866091.
14. Mundell, R. (1961). A Theory of Optimum Currency Areas. The American Economic Review, 51(4), 657-665.