Nghĩa của vụ kiện

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam (Trang 30 - 39)

II, Giới thiệu mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam Phân tích vụ kiện

d. nghĩa của vụ kiện

Đây là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng (với tư cách người đi kiện – nguyên đơn) trong khuôn khổ WTO. Có thể coi là thành công khi Việt Nam lựa chọn đúng những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Hơn nữa Việt Nam đã chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Trên thực tế Việt Nam đã thắng 3/4 vấn đề khi tham gia khiếu kiện

Vụ kiện đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đến vấn đề kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam . Hơn nữa vấn đề giá cả vì vậy có thể sẽ bớt khắc nghiệt, khó khăn hơn và mức độ thiệt hại từ các vụ kiện được được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể.

Các hiệp hội như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),…đã tham gia tích cực và hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc và với việc giới thiệu luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm và có kết nối từ vụ việc gốc ở Hoa Kỳ và tranh chấp trong WTO. Các hiệp hội đã cùng góp phần vào thành công trong kết quả của vụ việc. Việc này có ý nghĩa quan trọng, là bài học lớn đối với các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước ngày một chủ động tìm hiểu , nghiên cứu nghiêm túc vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp.

Vụ kiện còn là bài học đối với doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện

pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá.

Vụ kiện là một kinh nghiệm thực tế nhiều khích lệ cho Việt Nam và các quốc gia khác trong việc tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO . Qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như quốc gia khác trong thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên xảy ra tranh chấp.

Có thể thấy, vụ kiện chống phá giá tôm đông lạnh đã giúp khai thông được dòng hàng hóa của Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm đông lạnh nói chung trong hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời củng cố hơn nữa cho các chương trình hợp tác thương mại giữa hai nước ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó hỏa thuận giữa hai quốc gia là một sự khích lệ cho các doanh nghiệp Việt Nam đã đang khai thác hiệu quả thị trường Mỹ, phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương mà hai bên là đã ký kết.

2.2. Vụ kiện chống trợ cấp

a) Bối cảnh vụ kiện

Cơ quan xử lý vụ kiện: Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC)

Nguyên đơn: Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh (The Coalition of Gulf

Shrimp Industries)

Bị đơn: Công ty xuất khẩu Tôm tại Việt Nam

Sản phẩm bị điều tra: tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater Shrimp),

Mã HS sản phẩm: 0306.17.00.03; 0306.17.00.06; 0306.17.00.09; 0306.17.00.12; 0306.17.00.15; 0306.17.00.18; 0306.17.00.21; 0306.17.00.24; 0306.17.00.27; 0306.17.00.40; 1605.21.10.30; 1605.29.10.10

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Liên minh các nhà chế biến tôm của Hoa Kỳ (nguyên đơn) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu điều tra áp thuế chống trợ cấp (CVD) và đệ đơn lên Ủy ban Thương mại quốc Hoa Kỳ (ITC) yêu cầu điều tra về thiệt hại liên quan đến mặt hàng “tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam.

Ngày 17/01/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Equado, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Trong vụ việc chống trợ cấp, bên cạnh các bị đơn là doanh nghiệp thì Chính phủ nước bị điều tra cũng là một bên của vụ việc vì vậy cũng phải tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra do cơ quan điều tra gửi và tham gia trong giai đoạn thẩm tra tại chỗ.

Sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam hiện cũng đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá kể từ năm 2004 (dự kiến cuối tháng 1/2013 sẽ bước vào giai đoạn rà soát hành chính thứ 9 – POR9).

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 11 tháng đầu năm 2012, Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai nhập khẩu tôm của Việt Nam, sau Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này đạt trên 425,4 triệu đô la Mỹ, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, trong vòng 20 ngày kể từ ngày đơn kiện chính thức được nộp, cơ quan điều tra (DOC) phải tiến hành tổ chức tham vấn với các bên liên quan. Theo đó, vào ngày 15 tháng 01 năm 2013, đại diện Chính phủ Việt Nam đã tham vấn với Hoa Kỳ và bày tỏ quan điểm, lập luận của Việt Nam đối với vụ việc này.

Sáng 14/8 (theo giờ Việt Nam), Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, mặt hàng này sẽ bị áp thuế chống trợ cấp. Đây là

quyết định không công bằng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của hàng trăm nghìn nông dân và các nhà nuôi trồng tôm ở Việt Nam.

Theo quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, công ty Thuỷ sản Minh Quí (Cà Mau), 1 trong 2 bị đơn, sẽ phải chịu mức thuế 7,88%, trong khi thuế suất đối với bị đơn còn lại là công ty Thuỷ sản Nha Trang là 1,15%. Mức thuế chung cho tất cả các công ty khác của Việt Nam là 4,52%. Mức thuế này nhìn chung giảm hơn so với mức thuế sơ bộ được đưa ra trong phán quyết hồi tháng 5 vừa qua của Bộ thương mại Mỹ nhưng vẫn là quyết định không công bằng khi dựa trên khẳng định rằng các nhà sản xuất, chế biến một số mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam có nhận được sự trợ cấp từ Chính phủ.

b. Diễn biến vụ kiện

Trước đó, theo dự kiến ban đầu, DOC sẽ đưa ban hành Quyết định sơ bộ vào ngày 25 tháng 03 năm 2013 sau khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã đưa ra quyết định khẳng định có dấu hiệu về việc ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ chịu thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu bị cáo buộc có trợ cấp gây ra. Tuy nhiên, ngày 8 tháng 2 năm 2013, nguyên đơn đã yêu cầu DOC gia hạn thời hạn ra quyết định sơ bộ do nguyên đơn tin rằng thời hạn thông thường 65 ngày để đưa ra quyết định sơ bộ là không đủ để xem xét các chương trình trợ cấp bị cáo buộc. Pháp luật Hoa Kỳ cũng quy định thời hạn ban hành quyết định sơ bộ có thể được gia hạn tới 130 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra

Một số diễn biến của vụ việc:

- Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Liên minh các nhà chế biến tôm của Hoa Kỳ (nguyên đơn) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu điều tra áp thuế chống trợ cấp (CVD) và đệ đơn lên Ủy ban Thương mại quốc Hoa Kỳ (ITC) yêu cầu điều tra về thiệt hại liên quan đến mặt hàng “Tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ các nước nêu trên (giai đoạn điều tra 1/1/2011-31/12/2011).

- Ngày 18 tháng 01 năm 2013, theo quy định của pháp luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ, sau khi xem xét đơn kiện và lập luận của các bên liên quan, DOC đã chính thức thông báo khởi xướng và tiến hành điều tra vụ việc trên, đại diện Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia phiên tham vấn do ITC tổ chức với luật sư và đại diện của nguyên đơn, bị đơn liên quan đến vấn đề thiệt hại của ngành sản xuất Hoa Kỳ do ảnh hưởng của hàng nhập khẩu.

- Ngày 11 tháng 02 năm 2013, ITC sẽ đưa ra quyết định sơ bộ về thiệt hại của ngành sản xuất nội địa do sự ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu. DOC sẽ thực hiện việc lựa chọn bị đơn dựa trên lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào thị trường Hoa Kỳ và gửi bản câu hỏi điều tra đến tất cả những bên liên quan bao gồm cả Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc.

- Ngày 15 tháng 02 năm 2013, DOC đã ban hành bản câu hỏi dành cho Chính phủ và các nhà sản xuất/xuất khẩu của các nước bị đơn trong đó có Việt Nam.

- Ngày 12-8-2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam.

Mức thuế suất chống trợ cấp áp dụng với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

Doanh nghiệp Thuế suất sơ bộ Thuế suất cuối cùng Công ty thủy sản Minh Qúy 5.08% 7.88% Công ty Thủy sản Nha Trang 7.05% 1.15%

Thuế suất toàn quốc 6.07% 4.52%

Kết quả từ trước, sản phẩm tôm nêu trên của Việt Nam cũng đang chịu thuế chống bán phá giá từ Hoa Kỳ kể từ năm 2004 và đã trải qua 7 lần rà soát hành chính hàng năm

(POR). Ngày 20 tháng 09 năm 2013 quyết định cuối cùng của ITC về mức độ gây thiệt hại

Theo Thông cáo Báo chí ra ngày 20/9/2013 của ITC, Ủy ban này đã họp và đi đến quyết định rằng ngành công nghiệp tôm của Mỹ không hề bị ảnh hưởng gì về vật chất và cũng không hề bị đe dọa ảnh hưởng về vật chất do việc trợ cấp của Chính phủ các nước xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh từ Trung Quốc, Ecuador, Ấn độ, Malaysia và Việt Nam vào Mỹ.

Như vậy, theo kết quả bỏ phiếu thông qua này của ITC, quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam và 4 nước khác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra ngày 12/8/2013 đã bị phủ quyết và hoàn toàn không có giá trị pháp lý để tiến hành thực thi.

Do ITC quyết định rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ không bị thiệt hại về vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại về vật chất, vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phải được hoàn trả hoặc bãi bỏ.

Theo kết quả thắng lợi của Quyết định cuối cùng Đợt rà soát hành chính lần thứ 7 (POR7) đối với vụ kiện chống bán phá giá tôm từ Việt Nam sang Mỹ mới được công bố ngày 10/9, theo đó DOC quyết định tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hoàn toàn không trợ cấp và quyết định mức thuế 0% cho toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, quyết định ngày 20/9/2013 của ITC lại là một thắng lợi lớn nữa của Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã thoát khỏi vụ kiện chống trợ cấp bất công và vô lý của phía Hoa Kỳ.

Kết quả này đã một lần nữa khẳng định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu tôm Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía Chính phủ. Do đó, đương nhiên doanh nghiệp tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công

bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ.

c. Tác động của vụ kiện chống trợ cấp mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam

Đối với Mỹ

- Vụ kiện quyết định áp thuế chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam cũng sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ giảm cơ hội được sử dụng các sản phẩm khác từ tôm, với giá bán hợp lý hơn. Các nước xuất khẩu tôm sang Mỹ trong đó có Việt Nam có thể chuyển sang bán cho thị trường khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, đẩy giá tôm tại Mỹ lên cao và kết quả cuối cùng là người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu hậu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế đang còn khó khăn thì cơ hội tiêu dùng này giảm đi cũng có nghĩa người dân Mỹ sẽ phải căn cơ hơn trong chi tiêu.

- Không chỉ ngành tôm của Việt Nam và các nước khác chịu thuế CVD này bị ảnh hưởng nặng nề mà chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp. Họ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu mà họ đang quen tiêu thụ vì chính phủ đánh thuế cao dẫn đến giá tôm vào Mỹ sẽ cao hơn. Vì thị trường Mỹ chỉ đáp ứng 10% nhu cầu còn 90% là tôm nhập khẩu từ quốc gia xuất khẩu tôm lớn như Việt Nam. Nên nhập khẩu là điều vô cùng cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đối với Việt Nam

- Nếu Mỹ kết luận tôm Việt bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn. Bởi khi đó, con tôm bị áp cả 2 loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam được trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam nên DOC áp thuế chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam lên mức rất cao 5,08% - 7,05%. Đây là mức thuế vô cùng bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ.

- Vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, ngoài ra còn tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại hai nước.

- Vụ kiện là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng hàng trăm nghìn người nuôi tôm tại Việt Nam. Vụ tăng thuế làm cho giá tôm ban đầu ở ĐBSCL bắt đầu sụt giảm. Tôm loại 40 con/kg giá 160.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 130.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 109.000 đồng/kg; loại 90 con/kg giá 96.000 đồng/kg… bình quân giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so thời điểm DOC chưa đưa ra quyết định sơ bộ tăng thuế. Nhiều nông dân nuôi tôm ở ĐBSCL nhìn nhận, khi DOC tăng thuế khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn nên doanh nghiệp sẽ giảm giá mua tôm nguyên liệu xuống thấp. Cuối cùng nông dân vẫn là người chịu thiệt.

- Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai nhập khẩu tôm của Việt Nam, sau Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng qua các năm. Xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ sụt giảm khá mạnh chủ yếu là do có thuế chống bán phá giá cao và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nguồn cung tôm khác, nhất là Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Tại thị trường Mỹ, tôm Việt Nam đang có lợi thế hơn so với tôm Thái Lan, do nước này có những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm khiến uy tín sụt giảm. Tuy nhiên, tôm Việt lại đang phải cạnh tranh khá gay gắt với tôm Ấn Độ và Indonesia, khi cả 2 nhà cung cấp này đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và có lợi thế hơn. Đặc biệt là Ấn Độ, dù nước này vẫn đang bị phía Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm, tuy nhiên, Ấn Độ được hưởng mức thuế thấp nhất so với Việt Nam và Thái Lan. Giá thành sản xuất tôm Ấn Độ lại thấp hơn Việt Nam nên giá xuất khẩu sang Mỹ cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, Ấn Độ vẫn đang

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w