Các giải pháp đối phó với vụ điều tra chống bán phá giá đã xảy ra

Một phần của tài liệu Đề tài 4: “Phân tích tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam”. (Trang 31 - 34)

giá đã xảy ra

Về phía Nhà nước, Chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện

– Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

– Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện…

Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

– Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

– Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện: Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

– Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp…

– Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như

trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.

– Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu… Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh… trước khi thực hiện biện pháp này.

KẾT LUẬN

Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng và chủ động hơn vào các hoạt động hội nhập quốc tế, lượng hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ngày càng tăng cùng với tăng trưởng thu hút đầu tư nước nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trước làn sóng thu hút FDI ngày càng tăng, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá tăng lên. Trước kia, các sản phẩm bị kiện chống bán phá giá và trợ cấp của Việt Nam thường là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn đem lại giá trị gia tăng cao như tôm, cá, da giày… Nhưng những vụ kiện gần đây không rơi vào những sản phẩm chủ lực của Việt Nam mà chủ yếu là những mặt hàng có kim ngạch nhỏ hay những sản phẩm của doanh nghiệp FDI.

Biện pháp chống bán phá giá được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận là một trong những công cụ chính sách cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước. Đối với Việt Nam, mặc dù biện pháp chống bán phá giá mới được áp dụng trong những năm gần đây nhưng đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần ngăn chặn những tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước và đảm bảo giữ vững sản xuất trong nước cũng như năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, từ những thảo luận ở trên cũng có thể thấy rõ, các động tiêu cực của chúng lên những nước đang phát triển như Việt Nam là rất lớn.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần tiếp tục quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá nói riêng và các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Slide bài giảng Chính sách kinh tế quốc tế, Trường Đại học Thương mại 2) Bộ Công thương (2021), Tác động tích cực của biện pháp phòng vệ thương mại, tháo gỡ khó khăn và bảo vệ sản xuất trong nước

3) Châu Thị Huyền (2019), Luận văn Điều tra và áp dụng biện pháp Chống bán phá giá theo pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật

4) Cục Phòng vệ thương mại (2016), Các tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng chính sách chống bán phá giá ở các nước đang phát triển

5) Cục Phòng vệ thương mại, Đánh giá thực trạng pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam

6) Cục Phòng vệ thương mại, Xu hướng gia tăng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trên thế giới

7) Đỗ Huyền (2021), Doanh nghiệp đường có thể được hưởng lợi từ chính sách chống bán phá giá, Ban biên tập tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam

8) Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại – VCCI, Thống kê các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt Nam tiến hành với hàng nhập khẩu

9) Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại – VCCI, Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài

10) Nghi Thu (2014), Điều tra chống bán phá giá đầu tiên ở Việt Nam: Tự vệ bình đẳng và chính đáng, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/dieu-tra-chong-ban-pha-gia-dau-tien-o-viet- nam-tu-ve-binh-dang-va-chinh-dang-89013.html

11) Phan Trang (2019), Áp dụng chống bán phá giá với sản phẩm nhôm thanh nhập khẩu, Báo điện tử Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12) Thận trọng với chống bán phá giá, Báo Nhân dân,

https://nhandan.com.vn/chuyen-lam-an/than-trong-voi-chong-ban-pha-gia- 587694/

13) Thế Hải (2020), Gần 160 vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng Việt, sắt thép "dính" nhiều nhất, Báo Đầu tư

14) Trung tâm WTO (2019), Bộ Công thương chính thức áp thuế Nhôm Trung Quốc, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/14111-nhom-trung-quoc-ban-pha-gia- den-3558-bo-cong-thuong-chinh-thuc-ap-thue

15) Trung tâm WTO, Điều kiện áp dụng biện pháp chống phá giá theo quy định của WTO

Một phần của tài liệu Đề tài 4: “Phân tích tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam”. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w