Chỉ dẫn kỹ thuật đối với kỹ thuật thi công đắp đất

Một phần của tài liệu BCKTKT Yen Nam trang 4 (Trang 28 - 29)

Công tác đắp đất bao gồm: Đắp đất nền đường, mái kênh

Công tác đắp đất hoàn trả hố móng được tiến hành thi công sau khi đã hoàn thành và nghiệm thu và được chủ đầu tư chấp nhận phần xây lắp chính, tập trung đầy đủ máy móc, nhân lực thi công và trắc đạc định vị được toàn bộ tim tuyến, cao độ khống chế các hạng mục của công trình.

Những yêu cầu chung về đất đắp: đất dùng để đắp phải đảm bảo cường độ ổn định lâu dài và độ lún nhỏ nhất cho công trình.

*) Đắp đất công trình được thực hiện theo trình tự sau:

+ San rải và vằm đất đắp thành lớp dày từ 20 đến 25 cm

+ Đầm đất: sử dụng đầm 9Tấn, đầm 16 tấn hoặc đầm có công suất tương đương để đầm đất thành từng lớp, ngoài ra sử dụng đầm cóc, đầm thủ công ở những vị trí chật hẹp tiếp xúc với công trình xây đúc.

+ Đất dùng để đắp được lấy đúng vị trí và chủng loại đất thiết kế quy định, tận dụng đất đào có chất lượng tốt để đắp.

+ Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất để có biện pháp khống chế độ ẩm thích hợp đất đắp, mỗi lớp đất đắp đều lấy mẫu thử nghiệm. Thường xuyên kiểm tra kích thước mặt cắt kênh, cao độ, bờ, đáy kênh, mái kênh nhằm đảm bảo thi công theo đúng yêu cầu thiết kế.

*) Công tác đắp đất bằng máy được thực hiện theo trình tự sau:

+ Đất đắp trước khi vận chuyển đến nơi để đắp ta phải được thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, độ ẩm của đất. Nếu đất không đạt yêu cầu chất lượng thì phải vận chuyển đổ ra bãi thải.

+ Đối với đất đắp tận dụng phải được loại bỏ tạp chất hữu cơ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng đắp trước khi tiến hành đắp.

+ Đắp đất phải đổ thành từng lớp ngang có chiều dày phù hợp với loại đất và loại máy đầm sử dụng. Đất được san gạt bằng máy và lu lèn đến độ chặt cần thiết theo từng lớp khống chế.

+ Đổ xong lớp nào thì tiến hành san gạt và đầm ngay lớp đó để đảm bảo độ ổn định và độ chặt lâu bền. Sau khi tiến hành xong lớp nào thì phải thí nghiệm kiểm tra xong mới tiếp tục đắp lớp sau.

- Tại các vị trí tiếp giáp phải tiến hành đầm bằng đầm cóc.

- Đầm đất phải đầm theo từng lớp, khi đổ lớp đất nào thì đầy chặt ngay lớp đó, quá trình đầm diễn ra liên tiếp đến khi đạt độ K yêu cầu.

- Đảm bảo kỹ thuật đầm chính xác không làm phá hoại kết cấu đất và tạo được mặt nền đẹp, đảm bảo yêu cầu.

- Công tác đắp đất tuân theo TCVN 4447:2012 Công tác đất, Thi công và nghiệm thu.

Một phần của tài liệu BCKTKT Yen Nam trang 4 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w