TIỂU KẾT CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 (Trang 26 - 50)

Trong nội dung chương I, tôi đã giới thiệu một cách khái quát về cơ sở khoa học làm nền tảng cho sự triển khai đề tài của mình.

Chương I đã nêu được khái quát về các kỹ năng cần thiết cho học sinh Tiểu học trong các môn học nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng. Bên cạnh đó cũng chỉ rõ vai trò, nhu cầu và nhiệm vụ, yêu cầu của phân môn Kể chuyện trong nhà trường Tiểu học cùng với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cấp Tiểu học nhằm thấy được tầm quan trọng của phân môn này đối với việc giáo dục các em học sinh về nhân cách nói chung cũng như rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt nói riêng.

Cũng trong chương này, tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3 trong nhà trường Tiểu học bao gồm nội dung chương trình, quy trình day học và phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó tôi đã chỉ ra những khó khăn, những lỗi thường mắc và nguyên nhân trong quá trình dạy học Kể chuyện, nhằm làm nền tảng, tiền đề cho những hiểu biết về tiếng Việt nói chung và kể chuyện nói riêng. Từ đó cũng đề cao được tầm quan trọng của việc xây dựng được một hệ thống bài tập hợp lí để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh.

CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BÀI TẬP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KỂ CHUYỆN LỚP 3

2.1. Điều chỉnh bài tập dạy học phát triển kỹ năng kể chuyện lớp 3 trong SGK Tiếng Việt 2.1.1. Hệ thống bài tập Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3

Trước hết, để HS nắm được nội dung các bài tập, ta cần phân loại hệ thống các bài tập Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 như sau:

2.1.1.1. Tiêu chí phân loại

Những thành tựu của lý thuyết hoạt động lời nói đã cho phép rút ra kết luận: đơn vị của việc dạy và học tiếng là các hành động lời nói chứ không phải các đơn vị ngôn ngữ đã trừu tượng hoá. Để tối ưu quá trình dạy học Tiếng Việt phải tối ưu hoá hoạt động nói năng và thông qua một hệ thống các bài tập. Quan điểm hoạt động lời nói đưa hệ thống bài tập lên hàng ưu tiên.

Có nhiều cách để phân loại hệ thống bài tập:

- Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết, bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm.

- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập dành cho nhóm HS, có bài tập cá nhân, có bài tập cho học sinh đại trà, có bài tập cho HS yếu, có bài tập cho HS khá giỏi.

- Phân loại theo phạm vi kiến thức: có bài tập đại trà, bài tập nâng cao, bài tập chuyên biệt.

- Phân loại theo mục đích của bài tập: Có bài tập kiểm tra kiến thức, có bài tập củng cố, có bài tập kiểm tra.

Trình bày hệ thống bài tập Kể chuyện với một sự phân loại chặt chẽ, lôgic là một việc làm khó. Khi xem xét các tiêu chí phân loại bài tập cần tính toán xem xét đầy đủ để xử lý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài tập, cần xem xét đầy đủ các bình diện, các yếu tố của văn bản, xem xét mối quan hệ giữa các kỹ năng cần đạt đến.

2.1.1.2. Phân loại hệ thống bài tập kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3

* Xét về kĩ năng cần rèn luyện, bài tập kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 có thể chia thành các nhóm bài cơ bản sau:

- Bài tập nói thành bài (độc thoại): Đây là những dạng bài tập kể chuyện đã học trong giờ Tập đọc. Các mức độ bài tập đều tăng dần độ khó nhằm phát triển kỹ năng nói

cho HS (kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời văn....) với số lượng nhiều hơn so với chương trình kể chuyện lớp 2. Đặc biệt còn có thêm kiểu bài tập với yêu cầu sáng tạo cao hơn, đó là kiểu bài kể lại chuyện theo lời của nhân vật, chiếm đến 32%.

- Bài tập kể chuyện trong hội thoại: Đây là dạng bài tập được sách mới đề cập nhiều và chú ý hơn sách cũ (dựng lại câu chuyện đã học theo cách phân vai, kể lại chuyện theo lời nhân vật).

* Xét theo độ khó của việc dựa vào tranh minh hoạ: - Bài tập kể theo đúng thứ tự các chuyện theo tranh.

- Bài tập sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện rồi kể. * Xét theo độ khó về dung lượng lời kể:

- Kể lại từng đoạn.

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

* Xét theo độ khó về mức độ yêu cầu: - Kể chuyện theo tranh.

- Kể chuyện theo gợi ý bằng lời.

- Kể chuyện không có tranh, không có gợi ý. - Tự đặt tên cho các đoạn rồi kể.

- Phân vai, dựng lại câu chuyện.

* Xét theo độ khó về mức độ sáng tạo trong lời kể: - Kể theo lời tác giả.

- Kể theo lời của mình.

- Kể theo lời của một nhân vật và nội dung bài tập.

 Nhóm bài tập kể chuyện theo tranh minh hoạ

Loại 1: Kể theo đúng thứ tự các tranh: bao gồm 2 bài tập (TV3, Tập I, tr.5,13).

Loại 2: Sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự của diễn biến câu chuyện rồi kể: bao gồm 4 bài tập (TV3, Tập I, tr.47,86,122), (TV3, Tập II, tr.51).

Loại 3: Kể lại từng đoạn: bao gồm 1 bài tập (TV3, Tập II, tr.6).

Loại 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện: bao gồm 9 bài tập (TV3, Tập I, tr.40,78,114, 141), (TV3, Tập II, tr.42,82,107,114,124).

 Nhóm bài tập kể chuyện theo gợi ý bằng lời:

Loại 1: Kể từng đoạn hoặc toàn truyện theo lời của tác giả: bao gồm 6 bài tập (TV3, Tập I, tr.21,95,132), (TV3, Tập II, tr.15,132,59).

 Nhóm bài tập kể chuyện không có tranh: bao gồm 4 bài tập (TV3, Tập I, tr.55,63, 104),

(TV3, Tập II, tr.90).

 Nhóm bài tập tự đặt tên cho các đoạn rồi kể: bao gồm 2 bài tập (TV3, Tập II, tr.24,

67).

 Nhóm bài tập phân vai, dựng lại câu chuyện: bao gồm 2 bài tập (TV3, Tập I, tr.30),

(TV3, Tập II, tr.33).

 Nhóm bài tập nghe - kể trong phân môn Tập làm văn.

2.1.2. Đánh giá hệ thống bài tập Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3

Trong SGK TV 3 chương trình mới, các soạn giả đã xây dựng hệ thống bài tập phân môn Kể chuyện với nhiều kiểu bài khác nhau.

Đối với dạng bài tập dựa theo tranh để kể, HS rất hào hứng vì phù hợp với tư duy của HS, do mức độ bài tập được tăng dần độ khó nên không gây sự nhàm chán cho các em. Để phục vụ tốt cho dạng bài tập này, qua khảo sát tôi thấy hầu hết tranh vẽ đẹp, phù hơp với nội dung, với yêu cầu bài tập. Tuy nhiên, bên cạnh những tranh đẹp, tươi sáng, rõ ràng, khoa học, vẫn còn một số tranh vẽ có những điểm bất cập như sau:

- Tính tương hợp giữa nội dung câu chuyện và tranh chưa cao. Thông thường, số lượng cũng như nội dung tranh minh họa cho bài Kể chuyện tương ứng với các phân đoạn trong truyện. Tuy nhiên, vẫn có một số bài học, mối quan hệ 1 - 1 giữa kênh hình và kênh chữ đã bị phá vỡ. Ví dụ như bài Đất quý, đất yêu (TV3, tập I, tr.84) đều có ba đoạn truyện nhưng lại tương ứng với bốn tranh vẽ. Điều này khiến cho HS gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập.

- Hình vẽ và màu sắc chưa thật sự lôi cuốn, một số tranh cỡ nhỏ nhưng chứa nhiều sự vật khiến người học khó quan sát, đơn cử như ở bài Kể chuyện Cóc kiện Trời (TV3, tập II, tr.124). Ở lứa tuổi này, HS còn nghèo vốn sống, năng lực quan sát đối tượng chưa tốt. Tranh vẽ nhỏ quá cũng gây trở ngại cho các em trong quá trình ghi nhớ câu chuyện. Không những thế, hiện nay, trẻ được tiếp xúc với nhiều truyện tranh in ấn, trình bày rất đẹp, đường nét sắc sảo, hình vẽ đa dạng, ngộ nghĩnh, thậm chí có những ấn

phẩm được in rất độc đáo với hình nổi, tranh động… Liệu những hình vẽ quá nhỏ, khó quan sát lại ít tính thẩm mĩ như trong SGK có tạo được hứng thú đối với các em trong hoạt động có phần khó khăn, đơn điệu hơn rất nhiều so với việc đọc và xem truyện tranh để giải trí thông thường là lĩnh hội tri thức?

- Tranh ảnh minh họa cho nội dung truyện còn sơ sài và vẫn không tránh khỏi những sai sót nhỏ. Mặc dù đây chỉ là những tiểu tiết nhưng chúng cũng thể hiện phần nào sự thiếu chu đáo, khoa học trong khâu biên tập mĩ thuật của SGK hiện nay.

Còn đối với những bài tập có sử dụng gợi ý sẽ giúp HS dễ dàng kể lại câu chuyện. Yêu cầu đặt ra đối với những dạng bài tập này là câu hỏi phải bám sát nội dung, hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn đáp án rõ ràng. Hầu hết các bài tập đều đáp ứng những yêu cầu trên. Một vài bài tập không mang tính suy luận mà chỉ nhằm tái hiện nội dung truyện.

Qua khảo sát tôi thấy chương trình Kể chuyện lớp 3 không có dạng bài tập yêu cầu HS tưởng tượng trong khi lớp 2 đã có dạng bài tập này. Đây là một nội dung mà chương trình cần bổ sung.

Dạng bài tập dựa vào dàn ý hoặc câu hỏi để kể chuyện khó hơn nên HS phải tư duy để tìm mối liên hệ giữa các bức tranh và nội dung câu chuyện. Đây là dạng bàì tập hoàn toàn phù hợp với đối tượng HS lớp 3.

Như vậy, đối với dạng bài tập này, mục đích chính là giúp HS nhớ và kể lại được truyện dựa vào gợi ý, hoặc dựa vào các bức tranh, các em phải tái hiện được nội dung câu chuyện và kể lại (bằng ngôn ngữ của mình hoặc của nhân vật trong truyện). Khi dạy dạng bài này, GV cần lưu ý những điểm sau:

- Tranh vẽ phải được phóng to rõ ràng, sáng sủa, nên dùng tranh màu, tranh thể

hiện đúng ý tưởng của truyện.

- GV cần xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lý, logic, khơi được những vấn đề

mà tranh thể hiện, giúp HS biết phân tích nội dung các bức tranh để nắm được ý tưởng và kể lại câu chuyện một cách hay nhất, sáng tạo nhất.

Riêng với dạng bài tập yêu cầu HS phải sắp xếp lại các bức tranh và dựa vào đó để kể lại nội dung của truyện, điều đầu tiên GV phải hướng dẫn các em kỹ năng quan sát tranh, tìm ra mối liên hệ giữa các hình ảnh vẽ trong tranh, từ đó chỉ ra mối liên hệ giữa các nội dung được thể hiện trong câu chuyện.

- Dựa vào tranh để kể lại truyện là một dạng bài tập hay, xuất hiện rất nhiều trong hệ thống bài tập kể chuyện lớp 3. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV cần nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa ra những phương pháp dạy học tối ưu nhằm đáp ứng tối đa mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói chung và mục tiêu dạy học Kể chuyện nói riêng.

Nhìn chung bài tập trong chương trình Kể chuyện lớp 3 tuy còn tồn tại một số bất cập nhưng lại có nội dung khá phong phú và hình thức bài tập cũng rất đa dạng. Đây là một trong những tiêu chí để rèn luyện kỹ năng nói cho HS đạt hiệu quả cao nhất. Giờ dạy Kể chuyện không phải là giờ GV trình diễn nghệ thuật Kể chuyện, điều quan trọng là GV phải biết tổ chức giờ học để sau khi đọc truyện, nghe truyện, HS nào cũng nhớ được nội dung chính của câu chuyện, có nhu cầu, khả năng và có điều kiện được thể hiện mình qua lời kể trước các bạn.

Dưới đây là bảng thống kê bài tập Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3:

Tập Tuần Bài tập Trang

1 1 Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Cậu bé thông

minh.

5 2 Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? (bằng

lời của em).

13 3 Dựa vào các gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len

(theo lời của Lan).

21 4 Phân vai, dựng lại câu chuyện Người mẹ. 30 5 Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm. 40 6 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập

làm văn.

Kể lại một đoạn của câu chuyện (bằng lời của em).

47 7 Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường (theo

lời của một nhân vật).

55 8 Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già (theo lời một bạn nhỏ). 63

10 Dựa vào tranh minh họa, kể lại câu chuyện Giọng quê hương. 78 11 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý,

đất yêu.

Dựa vào các tranh đó, kể lại toàn bộ câu chuyện.

86 12 Dựa vào các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng

phương Nam.

95 13 Tập kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên

(bằng lời của một nhân vật).

104 14 Dựa vào các tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ. 114 15 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc

của người cha.

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

122 16 Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn. 132 17 Dựa vào các tranh, kể lại câu chuyện Mồ Côi xử kiện. 141 2 19 Dựa vào các tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng. 6

20 Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. 15 21 Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.

Kể lại một đoạn của câu chuyện.

24 22 Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ. 33 23 Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật (bằng lời của Xô-

phi hoặc Mác).

42 24 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp

với vua.

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

51 25 Dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn truyện Hội vật. 59 26 Dựa vào các tranh, đặt tên và kể lại từng đoạn truyện Sự tích lễ

hội Chử Đồng Tử.

67 28 Dựa vào các tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Cuộc chạy đua

trong rừng (bằng lời của Ngựa Con).

82 29 Kể lại toàn bộ câu chuyện Buổi học thể dục (bằng lời của một

nhân vật).

90 30 Dựa vào các gợi ý, kể lại câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

(bằng lời của em).

99 31 Dựa vào các tranh, kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh (theo lời

của bà khách).

107 32 Dựa vào các tranh, kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn

(theo lời của bác thợ săn).

114 33 Dựa vào tranh minh họa, kể lại một đoạn truyện Cóc kiện Trời

(theo lời của một nhân vật trong truyện).

34 Dựa vào các gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện Sự tích chú Cuội

cung trăng.

132 2.1.3. Một số đề xuất điều chỉnh bài tập dạy học phát triển kỹ năng kể chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 3

2.1.3.1. Hệ thống tranh ảnh dạy học Kể chuyện trong SGK phải đạt chuẩn về mọi

mặt. Muốn vậy, việc thiết kế chúng phải chú trọng tiêu chuẩn gọn rõ, đơn giản, không rườm rà, phù hợp với năng lực quan sát và tầm nhận thức của HS, sớm điều chỉnh những điểm chưa hợp lý, những sai sót nhỏ như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, cần chú ý hơn đến sức hấp dẫn của tranh ảnh. Màu sắc tranh phải thật tươi sáng, đường nét rõ ràng, in trên nền giấy đẹp,… để HS thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập.

2.1.3.2. Dạng bài tập chuyển đổi ngôi kể

Cần cho các em luyện tập nhiều hơn với dạng bài yêu cầu chuyển đổi ngôi kể trong khi kể. Tức là thay vì kể lại đúng theo nguyên mẫu thì các em sẽ thay đổi ngôi kể phù hợp với yêu cầu đề bài và cách xưng hô tương ứng để kể lại câu chuyện. Dạng bài này trong chương trình SGK hiện nay đã có nhưng chưa nhiều, hầu hết vẫn là kể theo nguyên mẫu mà chủ yếu là kể theo ngôi thứ ba. Điều đó chưa giúp phát huy được ở các

Một phần của tài liệu Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 (Trang 26 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w