4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Về giới tính: Tỷ lệ giới tính của nghiên cứu này có nhiều tương đồng với các nghiên cứu khác ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam về điều trị Methadone như nghiên cứu tại Malaysia phần lớn đối tượng là nam giới chiếm tỷ lệ 99,1% [48], nghiên cứu của Phạm Thị Bích triển khai tại thị xã Kinh Môn, Hải Dương năm 2015 trong đó tỷ lệ nam giới là 97,3% và nữ giới là 2,7% [1], nghiên cứu của Vương Kỳ Hùng tại Bắc Giang trong đó tỷ lệ nam giới là 98,8% [16].
Về tình trạng hôn nhân: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ các đối tượng có vợ/chồng là 72,6%, con số này gần trùng khớp so với nghiên cứu của Hồ Quang Trung là 72,9% [35], nhưng lại cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Văn Hán (31,2%) [11].
Về tiền sử sử dụng ma túy: Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình các ĐTNC đã sử dụng ma túy được 8,8 năm trước khi tham gia điều trị methadone, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của FHI tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh (9,7 năm) [9], cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Bích (6 năm) [1].
4.1.2. Kết quả điều trị Methadone
Liều Methadone điều trị hiện tại của người bệnh: Kết quả liều điều trị tại thời điểm nghiên cứu nhóm dối tượng uống liều dưới 60mg/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%, người bệnh điều trị với liều trên 60 mg/ngày là 38,5% thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Bích (51,3%) [1], nghiên cứu của Rongrong và cộng sự 46,1% [65], nghiên cứu của Trần Quang Đạo (58,0%) [8].
Thời gian điều trị của người bệnh: Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian đối tượng tham gia điều trị Methadone trên 1 năm (88,1%) cao hơn nghiên cứu của Vương Kỳ Hùng (79,4%) [16], nghiên cứu của Rongrong và cộng sự (82,9%) [65].
Tác dụng phụ trong quá trình điều trị Methadone: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 44,0% người bệnh gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị Methadone. Tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Quang Đạo (88,3%) [8].
Tình trạng còn sử dụng ma túy của người bệnh: Tỷ lệ người bệnh sử dụng lại ma túy trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu tại Hải Phòng chiếm tỷ lệ 33,6% tại thời điểm đối tượng điều trị 24 tháng [15].
4.2. Về một số yếu tố liên quan đến đến tình trạng còn sử dụng ma túy ở đối tượng nghiên cứu.
Tình trạng việc làm: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng thất nghiệp, việc làm thu nhập không ổn định có khả năng còn sử dụng lại ma túy cao hơn 1,66 lần (p = 0,04) so với đối tượng có việc làm ổn định. Nghiên cứu tại Quảng Đông Trung Quốc chỉ ra rằng những người thất nghiệp có tỷ lệ sử dụng heroin cao hơn 1,99 lần [67]. Nghiên cứu khác tại Kinh Môn, Hải Dương cũng cho kết quả tương tự.
Tiền sử sử dụng ma túy: Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người có thời gian sử dụng ma túy trước khi điều trị Methadone trên 10 năm thì có khả năng còn sử dụng ma túy nói chung cao hơn 2,14 lần so với nhóm có thời gian sử dụng ma túy dưới 10 năm (p = 0,00). Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Rongrong và cộng sự [65].
Tuân thủ điều trị: Khi tìm hiểu mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và tình trạng còn sử dụng lại ma túy của người bệnh, chúng tôi thấy có mối liên quan và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Những người bệnh không tuân thủ điều trị trong tháng qua có khả năng còn sử dụng lại ma túy cao hơn gấp 2,05 lần so với người bệnh tuân thủ điều trị.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng điều trị bằng Methadone cho người sử dụng ma tuý tại tại cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh năm 2021.
Người có liều điều trị hiện tại <60 mg/ngày chiếm tỷ lệ cao 61,5%. Liều điều trị trung bình của đối tượng là 59,6mg/ngày.
Đối tượng sử dụng ma túy trong tháng qua chiếm tỷ lệ cao 42,5%. Đối tượng đã từng bỏ liều trong tháng qua chiếm tỷ lệ 44,4%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng còn sử dụng ma túy ở đối tượng nghiên cứu
- Yếu tố từ đặc điểm cá nhân: Đối tượng không có vợ/chồng, thất nghiệp, có việc làm không ổn định có khả năng còn sử dụng ma túy cao hơn nhóm còn lại.
- Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy: Nhóm người bệnh có thời gian sử dụng ma túy trước điều trị từ 10 năm trở lên, nhóm gia đình có người nghiện ma túy trước khi
- Yếu tố điều trị: Nhóm người bệnh có gặp tác dụng phụ, có sử dụng rượu/bia, có bỏ liều điều trị, có tăng liều trong tháng qua có khả năng còn sử dụng ma túy cao hơn nhóm còn lại.
- Yếu tố khác: Nhóm không hài lòng với tình trạng hôn nhân hiện tại, hay xảy ra mâu thuẫn trong cuộc sống, đã từng bị công an bắt, có bạn đang sử dụng heroin mà chưa tham gia điều trị methadone có khả năng còn sử dụng lại ma túy cao hơn nhóm còn lại.
KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả và bàn luận, chúng tôi có một số khuyến nghị tập trung vào những yếu tố quan trọng có tính khả thi và có thể tác động được trong tương lai như sau:
- Tăng cường các hoạt động tư vấn cho đối tượng, tập trung tư vấn các vấn đề về tuân thủ điều trị Methadone; tư vấn các biện pháp đối phó với cơn thèm nhớ ma túy, kỹ năng từ chối, tác hại của việc sử dụng rượu bia, biện pháp khắc phục/hạn chế tác dụng phụ trong quá trình điều trị methadone; kỹ năng sống lành mạnh.
- Chính quyền địa phương cần có các giải pháp hỗ trợ việc làm cho những người bệnh tham gia điều trị methadone.
- Nên có những nghiên cứu sâu về các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị methadone để có cơ sở đánh giá và hỗ trợ người bệnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chương trình methadone.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thị Bích (2015), Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và một số yếu tố liên quan tại huyện Kinh Môn- Hải Dương năm 2015, Luận văn thạc sỹ, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống mai dâm, cai nghiện ma túy năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
3. Bộ Y tế (2017), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2016 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
4. Bộ Y tế (2020), Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
5. Bộ Y tế (2010), Quyết định 3140/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
6. Bộ Y tế (2015), Tài liệu đào tạo điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methaodone sử dụng đào tạo cho bác sỹ.
7. Công an tỉnh Bắc Ninh (2020), Báo cáo kết quả công tác phòng, chống ma túy năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
8. Trần Quang Đạo (2016), Bỏ trị của bệnh nhân tại cơ sở điều trị methadone thành phố Hòa Bình , tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015: thực trạng và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y tế công cộng.
9. FHI 360 (2009), "Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh".
10. FHI 360 (2012), Sổ tay thông tin điều trị methadone dành cho người bệnh.
11. Phạm Văn Hán, Nguyễn Thị Thắm và Nguyễn Thu Phương (2011),
trị methadone quận Lê Chân, Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 8 (1), tr 42 -47.
12. Nguyễn Thị Hằng (2013), Tỷ lệ tuân thủ điều trị methadone và yếu tố liên quan ở người nghiện tham gia điều trị tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Y học thực hành, 889-890, tr.159-161.
13. Phan Lê Thu Hằng, Phùng Chí Thiện (2015), "Đặc điểm dịch tễ của
người bệnh điều trị Methadone tại cơ sở điều trị quận Ngô Quyền Hải Phòng, năm 2015", Tạp chí Y học dự phòng. Tập XXVI, số 4 (177), tr. 63. 14. Nghiêm Lê Phương Hoa (2010), Mô tả thực trạng cơ sở điều trị thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y tế công cộng.
15. Trần Minh Hoàng, Lê Minh Giang, Phạm Đức Mạnh và các cộng sự
(2015), "Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Hải Phòng", Tạp chí Nghiên cứu y học (94), tr. 103.
16. Vương Kỳ Hùng (2015), Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ở người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội. 17. Đỗ Đình Huy (2017), Thực trạng sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng của
bệnh nhân đang điều trị Methadone tại huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình năm 2016, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y dược Thái Bình. 18. Lê Thị Hường, Lưu Minh Châu, Trần Thị Ngọc (2017), "Một số yếu tố
liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị methadone tại Thừa Thiên Huế năm 2016", Tạp chí Y học dự phòng. Tập 27 (6), tr. 133. 19. Nguyễn Thành Long, Hoàng Đình Cảnh và Nguyễn Văn Hương (2011),
methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 8 (1), tr 7 -13.
20. Nguyễn Thị Phương Mai (2007), Đánh giá sự tuân thủ điều trị điều trị chống tái nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Naltrexone kết hợp liệu pháp nhận thức- hành vi, can thiệp gia đình ngoại trú tại Viện sức khỏe tâm thần từ tháng 12/2003- 12/2006, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
21. Bùi Thị Nga, Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long (2012), "Mô tả
thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội năm 2012", Tạp chí Y học Việt Nam (2/2014), tr. 53-57.
22. Trần Viết Nghị (2009), Nghiện các chất dạng thuốc phiện và các phương pháp điều trị ở Việt Nam, Hội nghị chuyên đề giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, NXB Y học, tr 20 -30.
23. Nguyễn Tố Như và các cộng sự (2015), "Đánh giá tác động của việc
chuyển đổi từ mô hình dịch vụ miễn phí sang mô hình xã hội hóa trong chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone",
USAID SMART TA Báo cáo Kỹ thuật.
24. Trương Kỳ Phong (2014), Tình hình điều trị Methadone thay thế cho người nghiện chích ma túy ở tỉnh Điện Biên, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thái Bình.
25. Quốc hội (2021), Luật phòng, chống ma túy.
26. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Ngọc Linh (2015),
"Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015", Tạp chí Y học dự phòng. Tập XXV, số 10 (170), tr. 322.
27. Nguyễn Thị Thắm (2018), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp bỏ điều trị methadone ở bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Hải Phòng, 2014 - 2016, Luận văn tiến sỹ, Đại học Y dược Hải Phòng.
28. Trần Thịnh (2012), Kết quả điều trị thay thế bằng Methadone trên bệnh nhân nghiện heroin tại TPHCM sau 3 năm theo dõi 2008 – 2011, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
29. Thủ tướng chính phủ (2014), Chỉ thị số 32/CT-Ttg ngày 31/10/2014 về đẩy mạnh việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. 30. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ : Về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015, ban hành ngày 20/6/2014.
31. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
32. Đinh Thị Thanh Thúy, Trần Minh Hoàng, Vương Thị Thu Hương và cộng sự (2013), "Tiếp cận dịch vụ y tế xã hội của bệnh nhân điều trị
methadone tại Hải Phòng năm 2013", Tạp chí Nghiên cứu y học. 96 (4) - 2015, tr. 123-130.
33. Tình hình người nghiện ma túy ở Việt Nam năm 2014 (2014), truy cập
ngày 24/12/2014, tại trang web http://www.vdap.org.au/index.php/tin- hay/274-tinhhinh-nghien-ma-tuy-tai-viet-nam. 2015", Tạp chí Y học dự phòng. Tập XXVI, số 4 (177), tr. 63.
34. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh (2020), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
35. Hồ Quang Trung và cộng sự (2013), Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Phú Thọ năm 2013.
36. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc,
NXB Y học.
37. Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (2003), ‘‘Áp dụng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện sức khỏe tâm thần’’,
Tạp chí Y học thực hành, 487 (9), trang 40 - 44.
38. Nguyễn Minh Tuấn và Thân Văn Tuệ (2006), ‘‘Đánh giá tình trạng tái nghiện heroin sau khi ngừng điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone ít nhất 6 tháng tại Viện sức khỏe tâm thần’’, NXB Y học.
39. Cao Kim Vân và cộng sự (2010) “Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí y học thực hành, 742-743, tr. 243-244. 40. Hoàng Bình Yên, Lê Trường Sơn, Phạm Hoàng Anh và cộng sự (2016),
"Một số kết quả điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại một xã miền núi, tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Y học dự phòng. tập 29, số 5/2019, tr. 70.
TIẾNG ANH
41. Amiri, Mohammad, Khosravi, Ahmad, and Chaman, Reza (2010),
"Drug Abuse Pattern and High Risk Behaviors among Addicts in Shahroud County of Semnan Province, Northeast Iran in 2009", Journal of Research in Health Sciences, 10(2), pp. 104-109.
42. Bachman, Jerald C, O’Malley, Patrick M, and Johnston, Lloyd D
(1980), "Correlates of drug use, part I: selected measures of background, recent experiences, and lifestyle orientations".
43. Beals Jamieson, Lanonde and Assosiates (2002), Literature Review - Methadone Maintenance Treatment, the Office of Canada's Drug Strategy. 44. Bulat Idrisov, Sean M. Murphy, Tyler Morrill et al (2017),
modeled cost-effectiveness analysis", Substance Abuse Treatment, Prevention, and Policy. 12: 4, pp. 4.
45. Fitri Fareez Ramli, Ahmad Nazrun Shuid, Pakri Mohamed RM et al
(2019), "Health-Seeking Behavior for Erectile Dysfunction in Methadone Maintenance Treatment Patients.", Int J Environ Res Public Health.
46. Humphreys, Keith, et al. (1997), "Social and community resources and
long-term recovery from treated and untreated alcoholism", Journal of Studies on Alcohol, 58, pp. 231-238.
47. Jamieson, et al., eds. (2002), Literature review Methadone maintenance
treatment, Health Canada Canada.
48. Jeganathan Premila Devi, Ab Rahman Azriani, Wan Mohd Zahiruddin et al (2012), "The Effectiveness of Methadone Maintenance Therapy Among Opiate", Malays J Med ScI. 19(4).
49. Jerald C Bachman, Patrick M O’Malley, Lloyd D Johnston (1980),
Correlates of drug use, part I: selected measures of background, recent experiences, and lifestyle orientations, The University of Michigan.
50. Jessor, Richard (2001), "Problem-Behavior Theory", Annual Review of Psychology, 52(2001), pp. 83-110.
51. Karen F Corsi, Wayne K Lehman and Robert E Booth (2009), The effect