Nguyên lý của kỹ thuật hoá hơi lạnh

Một phần của tài liệu 26446 (Trang 32)

Hai kỹ thuật nguyên tử hoá mẫu bằng ngọn lửa và không dùng ngọn lửa đều dùng năng lƣợng nhiệt để nguyên tử hoá mẫu. Tuy nhiên có một số nguyên tố có nhiệt độ nguyên tử hoá cao, nghĩa là nhiệt độ chuyển từ dạng ion về dạng nguyên tử tự do nhƣng nhiệt độ bay hơi của chúng lại rất thấp.

VD: Hg2+ → Hg0 (hơi)

As3+ → As0 (hơi)

Do vậy các nguyên tử tự do sẽ mất trong quá trình đó nếu sử dụng hai kỹ thuật kể trên. Chính vì thế ngƣời ta phải sử dụng kỹ thuật hoá hơi lạnh cho các nguyên tố loại này.

Kỹ thuật hoá hơi lạnh dựa trên việc chuyển các nguyên tố cần xác định về dạng hợp chất hyđrua hoặc nguyên tử tự do dễ bay hơi. Kỹ thuật này đƣợc áp dụng cho các nguyên tố: Hg, As, Se, Te, Sb, Sn, Bi… là những nguyên tố dễ chuyển về dạng nguyên tử tự do hoặc hợp chất hyđrua dễ bay hơi nhờ phản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ứng với các chất khử mạnh nào đó. Các chất khử đƣợc dùng là: Zn bột, Mg bột, NaBH4, SnCl2, …

Phản ứng của NaBH4 với các nguyên tố trong mẫu xảy ra nhƣ sau:

2NaBH4 + Hg2+ → Hg0 + B2H6↑ + H2↑ + 2Na+

6NaBH4 + As3+ → AsH30↑ + 3B2H6↑ + 3/2H2↑ + Na+

Đối với nguyên tố thuỷ ngân, trong dung dịch nó là cation, sau khi đƣợc khử thành thuỷ ngân trung hoà sẽ bay hơi thành các nguyên tử tự do ngay ở

nhiệt độ phòng. Ngƣời ta dùng hai chất khử là NaBH4 và SnCl2, phản ứng xảy

ra nhƣ sau:

2NaBH4 + Hg2+ → Hg + B2H6 + H2 + 2Na+

SnCl2 + Hg2+ → Sn4+ + Hg0 + 2Cl-

Các phản ứng đƣợc diễn ra trong một thiết bị kín, sau đó hơi thuỷ ngân đƣợc khí mang dẫn tới cuvet thạch anh nằm trên chùm sáng của đèn catot rỗng.

Phƣơng pháp này có độ chính xác và độ nhạy rất cao, thao tác dễ dàng nên sử dụng rộng rãi trên thế giới [11, 12, 16].

Hàm lƣợng tổng thuỷ ngân, thuỷ ngân vô cơ, thuỷ ngân hữu cơ trong trầm tích đƣợc xác định bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật hoá hơi lạnh.

1.3.1.4. Một số phương pháp xử lý mẫu trước khi phân tích

Đối tƣợng chính của phƣơng pháp phân tích theo AAS là phân tích vi lƣợng các nguyên tố trong các loại mẫu vô cơ hoặc hữu cơ. Nguyên tắc chung khi phân tích các loại mẫu này gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: xử lý mẫu để đƣa nguyên tố cần xác định về trạng thái dung dịch theo một kỹ thuật phù hợp để chuyển đƣợc hoàn toàn nguyên tố đó vào dung dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giai đoạn 2: Phân tích các nguyên tố dựa trên phổ hấp thụ nguyên tử của nó, trong những điều kiện thích hợp đã đƣợc nghiên cứu và lựa chọn.

Trong đó giai đoạn 1 cực kỳ quan trọng không những đối với phƣơng pháp AAS mà còn đối với các phƣơng pháp khác khi phân tích kim loại. Nếu xử lý mẫu không tốt có thể dẫn đến mất nguyên tố phân tích (gây sai số âm) hoặc nhiễm bẩn mẫu (sai số dƣơng), làm ảnh hƣởng đến kết quả phân tích, đặc biệt khi phân tích vi lƣợng.

Tuỳ thuộc vào bản chất của chất phân tích, đối tƣợng mẫu, điều kiện trang bị kỹ thuật…có các phƣơng pháp sau đây để xử lý mẫu

Xử lý mẫu vô cơ

Phân tích dạng trao đổi (còn gọi là dạng dễ tiêu): kim loại ở thể này có thể tan đƣợc trong nƣớc, dung dịch muối hoặc axit loãng.

Phân tích tổng số: để phân tích tổng số ngƣời ta phá huỷ cấu trúc của mẫu để chuyển kim loại về dạng muối tan. Có thể phá huỷ mẫu bằng các loại axit có tính oxi hoá mạnh nhƣ axit nitric, sunfuric, pecloric hoặc hỗn hợp các axit.

Xử lý mẫu hữu cơ

Các chất hữu cơ rất phong phú, đa dạng. Trong các mẫu này kim loại ít khi ở dạng dễ tiêu, do đó để phân tích kim loại trong mẫu hữu cơ, thƣờng phải tiến hành phân tích tổng số. Trong khi phân tích, mẫu thƣờng đƣợc xử lý bằng một trong các phƣơng pháp sau: vô cơ hoá khô, vô cơ hoá ƣớt, xử lý ƣớt bằng lò vi sóng, xử lý mẫu bằng kỹ thuật lên men.

a. Phƣơng pháp vô cơ hoá khô

Nguyên tắc: Đốt cháy hợp chất hữu cơ có trong mẫu phân tích để giải

phóng kim loại ra dƣới dạng oxit, muối hoặc kim loại, sau đó hoà tan tro mẫu bằng các axit thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phƣơng pháp vô cơ hoá khô đơn giản, triệt để, yêu cầu tối thiểu sự chú ý của ngƣời phân tích, nhƣng có nhƣợc điểm là làm mất nguyên tố dễ bay hơi

nhƣ Hg, As, Pb ... khi nhiệt độ ở trên 5000

C.

Để khắc phục nhƣợc điểm này ngƣời ta thƣờng cho thêm các chất bảo vệ

nhƣ MgO, Mg(NO3)2 hay KNO3 và chọn nhiệt độ thích hợp.

b. Phƣơng pháp vô cơ hoá ƣớt

Nguyên tắc: Oxi hoá chất hữu cơ bằng một axit hoặc hỗn hợp axit có tính oxi hoá mạnh thích hợp.

Phƣơng pháp vô cơ hoá ƣớt rút ngắn thời gian so với phƣơng pháp vô cơ hoá khô, bảo toàn đƣợc chất phân tích, nhƣng phải dùng một lƣợng axit khá nhiều, vì vậy yêu cầu các axit phải có độ tinh khiết rất cao.

c. Phƣơng pháp vô cơ hoá bằng lò vi sóng

Thực chất là vô cơ hoá ƣớt đƣợc thực hiện trong lò vi sóng.

Nguyên tắc: Dùng năng lƣợng của lò vi sóng để đun nóng dung môi và

mẫu đƣợc đựng trong bình kín. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất có thể dễ dàng hoà tan đƣợc mẫu.

Đây là phƣơng pháp xử lý mẫu hiện đại, làm giảm đáng kể thời gian xử lý mẫu, không bị mất mẫu và vô cơ hoá đƣợc triệt để. Có thể cùng một lúc vô cơ hóa đƣợc nhiều mẫu. Tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi thiết bị đắt tiền mà nhiều cơ sở không đủ điều kiện trang bị.

d. Phƣơng pháp lên men

Nguyên tắc: Hoà tan mẫu thành dung dịch hay huyền phù. Thêm men xúc

tác và lên men ở nhiệt độ 37 – 40 0C trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Trong

quá trình lên men, các chất hữu cơ bị phân huỷ thành CO2, axit, nƣớc và giải

phóng các kim loại trong hợp chất hữu cơ dƣới dạng cation trong dung dịch. Phƣơng pháp lên men là phƣơng pháp êm dịu nhất, không cần hoá chất, không làm mất các nguyên tố phân tích, rất thích hợp với việc phân tích các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẫu đƣờng, sữa, nƣớc ngọt, tinh bột. Nhƣng thời gian xử lý mẫu rất lâu và phải chọn đƣợc các loại men thích hợp. Trong các đối tƣợng phức tạp, khi các nguyên tố đi kèm có nồng độ rất cao trong mẫu ảnh hƣởng tới việc xác định nguyên tố cần phân tích bằng AAS thì ngƣời ta phải dùng thêm kỹ thuật chiết, kỹ thuật này không những tách đƣợc các nguyên tố đi kèm mà còn làm giàu đƣợc nguyên tố cần phân tích.

Tác nhân vô cơ hoá

Khi xử lý mẫu bằng phƣơng pháp vô cơ hoá ƣớt và lò vi sóng, việc lựa chọn tác nhân oxi hoá phải căn cứ vào khả năng, đặc tính oxi hoá của thuốc thử và đối tƣợng mẫu.

- Axit nitric (HNO3)

Axit nitric là một chất đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để vô cơ hoá mẫu. Đây là tác nhân vô cơ hoá dùng để giải phóng nhanh vết nguyên tố từ các cốt sinh học và thực vật dƣới dạng muối nitrat dễ tan. Điểm sôi của axit nitric ở áp

suất khí quyển là 1200C, lúc đó chúng sẽ oxi hoá toàn bộ các chất hữu cơ

trong mẫu và giải phóng kim loại dƣới dạng ion.

Loại mẫu đƣợc áp dụng: Chủ yếu là các mẫu hữu cơ nhƣ nƣớc giải khát, protein, chất béo, nguyên liệu thực vật, nƣớc thải, một số sắc tố polyme và các mẫu trầm tích.

- Axit sunfuric (H2SO4)

Axit sunfuric là chất có tính oxi hoá mạnh có nhiệt độ sôi cao 3390C. Khi

kết hợp với axit nitric có khả năng phá huỷ hoàn toàn hầu hết các hợp chất hữu cơ. Nếu sử dụng lò vi sóng thì phải vô cơ hoá trƣớc trong cốc thuỷ tinh hay thạch anh và giám sát quá trình tăng nhiệt độ của lò.

Loại mẫu đƣợc áp dụng: mẫu hữu cơ, oxit vô cơ, hiđroxit, hợp kim, kim loại, quặng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Axit pecloric có tính oxi hoá mạnh, có thể ăn mòn các kim loại không phản ứng với các axit khác, phá huỷ các hợp chất hữu cơ. Do HClO4 có thể gây nổ mạnh khi tiếp xúc với nguyên liệu hữu cơ và các chất vô cơ dễ bị oxi hoá nên phải oxi hoá mẫu bằng HNO3 trƣớc sau đó mới sử dụng HClO4.

Trong trƣờng hợp phá mẫu bằng lò vi sóng cần phải rất thận trọng, vì trong bình kín, ở áp suất và nhiệt độ cao HClO4 rất dễ gây nổ.

Loại mẫu đƣợc áp dụng: Các mẫu vô cơ và hữu cơ. Trong nhiều trƣờng hợp ta phải sử dụng hỗn hợp các axit mới có thể vô cơ hoá đƣợc hoàn toàn mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II. THỰC NGHIỆM 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Các mẫu trầm tích thuộc hệ thống sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Đáy thuộc địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp phân tích thuỷ ngân tổng số, thuỷ ngân vô cơ, thuỷ ngân hữu cơ trong trầm tích với các nội dung sau:

Phân tích tổng thuỷ ngân, thuỷ ngân vô cơ, thuỷ ngân hữu cơ.

2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của thuỷ ngân

- Nghiên cứu các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của thủy ngân. - Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ chất khử SnCl2.

- Sử dụng thiết bị cải tiến nâng cao độ nhạy để xác định thuỷ ngân bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật hoá hơi lạnh (CV- AAS).

- Xây dựng đƣờng chuẩn để xác định thuỷ ngân.

2.2.2. Xây dựng quy trình phân tích cho các đối tƣợng mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn phƣơng pháp xử lý mẫu thích hợp để định lƣợng thuỷ ngân.

Nghiên cứu, khảo sát ảnh hƣởng của các loại axit và nồng độ axit đến quá trình xử lý mẫu.

- Nghiên cứu khảo sát quá trình chiết và giải chiết để xác định thuỷ ngân hữu cơ.

- Xây dựng quy trình phân tích thuỷ ngân tổng số, dạng thuỷ ngân vô cơ, thuỷ ngân hữu cơ trong trầm tích.

- Phân tích định lƣợng các dạng thuỷ ngân vô cơ và hữu cơ trong trầm tích theo phƣơng pháp xây dựng đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm.

2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu trầm tích đƣợc lấy tại hiện trƣờng bằng thiết bị lấy mẫu chuyên dụng Dredge, lấy khoảng 50 gam mẫu cho vào bình teflon, mẫu đƣợc bảo quản lạnh trong khi vận chuyển. Sau đó mẫu đƣợc tiền xử lý bằng phƣơng pháp đông khô rồi nghiền nhỏ và sàng qua rây có đƣờng kính lỗ 2mm để loại bỏ đá, sạn, rễ cây..., mẫu đƣợc rải đều thành lớp mỏng hình tròn trên tấm polietilen sạch và chia nhỏ theo phƣơng pháp ¼ hình nón đến khối lƣợng cần thiết để thu đƣợc mẫu đồng đều dùng cho phân tích.

2.4. Trang thiết bị và hóa chất phục vụ nghiên cứu 2.4.1. Trang thiết bị 2.4.1. Trang thiết bị

- Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS-3300 của hãng Perkin Elmer.

- Thiết bị hoá hơi lạnh của hãng Perkin Elmer, thiết bị hoá hơi lạnh cải tiến.

- Cân phân tích chính xác đến 10-5g của hãng Satorius.

- Máy li tâm Kobuta tốc độ tối đa 12000 vòng/phút. - Bộ cất thuỷ ngân bằng thuỷ tinh.

- Bình phản ứng 50 ml, cao 120 mm. - Bình định mức 50 ml, 100 ml, 500 ml, 1000ml. - Các loại pipet 1,2,5,10 ml. - Cốc thủy tinh 50, 80, 100 ml. - Lọ đựng mẫu trầm tích. 2.4.2. Hóa chất

Do yêu cầu nghiêm ngặt của phép đo nên nƣớc cất, hóa chất phải có độ tinh khiết cao, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dùng các hóa chất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Axit HClO4 72% Merck, Suprapure

3. Axit H2SO4 98% Merck, Suprapure

4. SnCl2 Merck, PA

5. CHCl3 Merck, Suprapure

6. Dithizon Merck, Suprapure

7. KMnO4 Merck, Suprapure

8. Dung dịch chuẩn thuỷ ngân 1000 ppm Merck

9. Muối metyl thuỷ ngân clorua (CH3HgCl) Merck

10. Mẫu trầm tích chuẩn: MESS-3 và CMR-580

Do Hg trong trầm tích có hàm lƣợng vết nên để tránh tối đa sự nhiễm bẩn, tất cả các dụng cụ sử dụng để phân tích đều đƣợc ngâm bằng HNO3 trong 24h, ngâm trong dung dịch hỗn hợp KMnO4 0,04% và H2SO4 0,75M, sau đó đƣợc rửa bằng nƣớc cất hai lần và cuối cùng tráng lại bằng nƣớc cất Milli – Q.

2.4.3. Chuẩn bị hoá chất và dung dịch chuẩn

1. Dung dịch H2SO4 0,05M: Hút 1,33 ml H2SO4 đặc 98% định mức bằng nƣớc cất Mili – Q đến 500ml.

2. Dung dịch Na2S2O3 0,01M: Hoà tan 0,6205 gam Na2S2O3 bằng nƣớc cất và định mức tới vạch 250ml.

3. Dung dịch KMnO4 0,04% trong H2SO4 0,75M: Hoà tan 0,4 gam KMnO4 bằng nƣớc cất, hút thêm 40 ml H2SO4 đặc cho vào và định mức đến vạch 1 lít bằng nƣớc cất. Dung dịch thu đƣợc sau khi pha đƣợc cho vào bình thuỷ tinh tối màu.

4. Dung dịch SnCl2 10%: Hoà tan 11,9 gam SnCl2.2H2O trong 9 ml HCl,

thêm nƣớc cất và định mức đến 100ml. Sau đó sục khí N2 với tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và đƣợc bảo quản lạnh. Trƣớc khi sử dụng lấy 10 ml dung dịch SnCl2 10% cho vào bình 50 ml và định mức bằng HCl 3%.

5. Dung dịch Hydroxylamin clohydrat (NH2OH.HCl)20%: Cân 20g NH2OH.HCl hoà tan bằng nƣớc cất và thêm nƣớc cất tới vạch 100ml.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Để xây dựng quy trình xác định dạng thuỷ ngân trong các mẫu trầm tích chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề sau:

Xác định tổng thuỷ ngân, thuỷ ngân hữu cơ, thuỷ ngân vô cơ

- Khảo sát các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của Hg.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ chất khử (SnCl2).

- Nghiên cứu ảnh hƣởng các loại axit và nồng độ của chúng đến quá

trình xử lý mẫu.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều dài bình phản ứng đến hiệu suất quá

trình xử lý mẫu.

- Sử dụng thiết bị đã đƣợc cải tiến để nâng cao độ nhạy để xác định thuỷ

ngân bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật hoá hơi lạnh.

- Xây dựng đƣờng chuẩn xác định thuỷ ngân.

- Xác định giới hạn phát hiện của phƣơng pháp.

- Nghiên cứu quy trình chiết để phân tích dạng thuỷ ngân hữu cơ, thuỷ

ngân vô cơ trong trầm tích.

- Phân tích định lƣợng thuỷ ngân tổng số, thuỷ ngân hữu cơ, thuỷ ngân

vô cơ trong trầm tích theo phƣơng pháp xây dựng đƣợc.

- Xử lý và đánh giá kết quả theo các phƣơng pháp phân tích thống kê.

3.1. Các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của thuỷ ngân

Những kết quả nghiên cứu khảo sát và thu thập các tài liệu tham khảo cho thấy phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của thuỷ ngân sử dụng kỹ thuật hoá hơi

Một phần của tài liệu 26446 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)