Mô tả thuật toán

Một phần của tài liệu 28032_1712202001913653NGUYENDANGKHOAK34HTTT (Trang 47 - 48)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Mô tả thuật toán

Thuật toán Dijkstra [3], mang tên của nhà khoa học máy tính người Hà Lan Edsger Dijkstra, là một thuật toán giải quyết bài toán tìm đường đi ngắn nhất nguồn đơn trong một đồ thị có hướng không có cạnh mang trọng số âm.

Phát biểu bài toán: Cho đơn đồ thị liên thông, có trọng số G=(V,E). Tìm khoảng cách d(u0,v) từ một đỉnh u0 cho trước đến một đỉnh v bất kỳ của G và tìm đường đi ngắn nhất từ u0 đến v.

Phương pháp của thuật toán Dijkstra là: xác định tuần tự đỉnh có khoảng cách đến u0 từ nhỏ đến lớn.

Trước tiên, đỉnh có khoảng cách đến a nhỏ nhất chính là a, với d(u0,u0)=0. Trong các đỉnh v # u0, tìm đỉnh có khoảng cách k1 đến u0 là nhỏ nhất. Đỉnh này phải là một trong các đỉnh kề với u0. Giả sử đó là u1:

d(u0,u1) = k1

Trong các đỉnh v # u0 và v # u1, tìm đỉnh có khoảng cách k2 đến u0 là nhỏ nhất. Đỉnh này phải là một trong các đỉnh kề với u0 hoặc với u1. Giả sử đó là u2:

d(u0,u2) = k2

Tiếp tục như trên, cho đến bao giờ tìm được khoảng cách từ u0 đến mọi đỉnh v của G. Nếu V={u0, u1,…, un} thì:

0 = d(u0,u0) < d(u0,u1) < d(u0,u2) < … < d(u0,un). Thuật toán Dijkstra :

+ Đầu vào: Đồ thị liên thông G(V,E,w), w(i,j) > 0 (i,j) E, đỉnh nguồn a. + Đầu ra : Chiều dài đường đi ngắn nhất và đường đi ngắn nhất từ đỉnh a đến các đỉnh của đồ thị.

+ Phương pháp :

Bước 1: Gán L(a):= 0. Với mọi đỉnh x a gán L(x) = . Đặt T:=V.

Bước 2: Chọn v T, v chưa xét sao cho L(v) có giá trị nhỏ nhất. Đặt T := T - {v}, đánh dấu đỉnh v đã xét.

Bước 3: Nếu T= , kết thúc. L(z), z V, z a là chiều dài đường đi ngắn nhất từ a đến z. Từ z lần ngược theo đỉnh được ghi nhớ ta có đường đi ngắn nhất. (L(z) không thay đổi, nếu L(z) = thì không tồn tại đường đi.

Ngược lại sang bước 4.

thay đổi thì ghi nhớ đỉnh v cạnh đỉnh x bằng mảng truoc[] (với truoc[] của đỉnh 1 = 0) để sau này xây dựng đường đi ngắn nhất.

Quay về bước 2.

Độ phức tạp của thuật toán Dijkstra: Thuật toán dùng không quá n-1 bước lặp. Trong mỗi bước lặp, dùng không hơn 2(n-1) phép cộng và phép so sánh để sửa đỗi nhãn của các đỉnh. Ngoài ra, một đỉnh thuộc Sk có nhãn nhỏ nhất nhờ không quá n – 1 phép so sánh. Do đó thuật toán có độ phức tạp O(n2

).

Một phần của tài liệu 28032_1712202001913653NGUYENDANGKHOAK34HTTT (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)