Kiểm tra tương tác giữa Feed và Dashboard

Một phần của tài liệu [Giao Trinh] Microbit IoT - Adafruit - LoRa (Trang 88 - 93)

Đây là giai đoạn luôn luôn cần thiết, trước khi bắt đầu lập trình cho Gateway. Chúng ta cần phải đảm bảo liên kết giữa Feed và Dashboard là hoàn thiện. Việc này được thực hiện dễ dàng bằng cách thêm dữ liệu bằng tay cho Feed dữ liệu

BBC_TEMP, như hướng dẫn bên dưới:

Hình 9.9:Thêm dữ liệu bằng tay trên Feed

Hình 9.10:Giao diện đồ thị trên Dashboard

Như vậy, hiện tại trên server chúng ta đã có 2 đối tượng giao diện cơ bản cho 1 ứng dụng. Một nút nhấn để điều khiển một thiết bị trên mạch Microbit và một giao diện đồ thị để biển diễn thông tin theo thời gian.

Các giao diện cao cấp khác trên Adafruit IO bạn đọc có thể tự tìm hiểu thêm và tích hợp vào các ứng dụng của mình. Chẳng hạn như để điều khiển tốc độ của một thiết bị, bạn đọc có thể sử dụng Thanh trượt (Slider), hoặc biểu đồ Gauge cũng là một đối tượng giao diện phổ biến để hiển thị giá trị hiện tại của nhiệt độ và độ ẩm.

5 Câu hỏi ôn tập

1. Đối tượng giao diện nào sau đây là phù hợp để biểu diễn dữ liệu theo thời gian? A. Nút nhấn

B. Thanh trượt C. Biểu đồ Gauge D. Đồ thị (Graph)

2. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nút nhấn dùng để gửi dữ liệu xuống mạch Microbit B. Đồ thị dùng để điều khiển thiết bị theo thời gian

C. Thanh trượt có thể dùng để biểu diễn tốc độ của một động cơ D. Biểu đồ Gauge có thể dùng để biểu diễn giá trị hiện tại

3. Dữ liệu cảm biến được gửi lên với chu kì bao nhiêu là phù hợp nhất? A. 1 giây

B. 2 giây C. 5 giây

D. Tùy ứng dụng, nhưng chu kì thường là đơn vị phút.

4. Khi cài đặt giao diện đồ thị, thông tin nào sau đây thường được thay đổi nhất? A. Block title

B. Show history C. X Label D. Y Label

5. Trình tự để thay đổi vị trí của đồ thị trên Dashboard là gì? A. Dashboard Setting, Create Layout, Save Layout

B. Dashboard Setting, Edit Layout, Save Layout C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

6. Để thêm một dữ liệu vào đồ thị, trình tự thao tác nào sau đây là chính xác? A. Dashboard Setting, Create Layout, Save Layout

B. Dashboard Setting, Edit Layout, Save Layout C. Chọn vào feed, chọn Add Data

CHƯƠNG 10

1 Giới thiệu

Sau khi đã tạo xong feed và các giao diện trên Dashboard, chúng ta đã có thể bắt đầu lập trình trên mạch Microbit để nhận dữ liệu điều khiển hoặc gửi dữ liệu lên server. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu việc lập trình, chúng ta cần phải ghi lại một số thông tin quan trọng sau đây.

1.1 Username và Active Key

Khá giống ý nghĩa với API Key trên server ThingSpeak, 2 thông tin này sẽ được mạch Microbit sử dụng để đăng nhập vào server Adafruit IO. Từ trang chủ Adafruit, thông tin này được tìm thấy ở phầnMy Key, như minh họa sau đây:

Hình 10.1:Thông tin để xác thực tài khoản

Với giao diện hiện ra khi nhấn vàoMy Key, chúng ta cầ lưu lại thông tin vềUser- nameActive Key.

1.2 Key của feed

Tiếp theo, bạn cần kiểm tra Feed dữ liệu khi truy xuất nó dưới dạngActive Key. Tên

này sẽ được sinh ra tự động bởi hệ thống, và khác với tên chúng ta đặt khi tạo mới một Feed ở bài trước. Để truy xuất thông tin này, bạn chọn và Feeds trên thanh công cụ và nhấp chuột vào Feed dữ liệu đã tạo, trong hướng dẫn này làBBC_LED,

Hình 10.2:Kiểm tra thông tin của Feed

Sau khi nhấn vào mụcFeed Info, một giao diện nữa sẽ hiện ra. Tại đây, chúng ta sẽ

có tên của kênh dữ liệu để sử dụng cho phần lập trình, như minh họa ở hình bên dưới:

Hình 10.3:Tên truy cập của Feed dữ liệu

Bạn đọc cần làm tương tự để lưu lại thêm thông tin cho Feed lưu giữ thông tin nhiệt độ đã tạo ra ở bài trước. Như vậy, các thông tin cần lưu lại trước khi lập trình, bao gồm tên Feed ở dạng truy cập bằng khóa (thường là tên của Feed, nhưng ở dạng viết thường), Username và Active Key. Các thông tin này sẽ được sử dụng khi hiện thực chương trình trên mạch Microbit.

2 Chương trình trên Microbit2.3 Kết nối với Adafruit IO

Một phần của tài liệu [Giao Trinh] Microbit IoT - Adafruit - LoRa (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)