Công tác quản lý và tổ chức hoạt động phòng dịch bệnh tại trang trạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

- Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thả

3.3.1. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động phòng dịch bệnh tại trang trạ

3.3.1.1. Phòng dịch bệnh bằng hệ thống sát trùng

- Cổng trang trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần vào các ngày thứ 3 và thứ 6, đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần vào các ngày thứ 2 và thứ 5. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Phương tiện vào trang trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới bánh xe, trước và sau xe. Các phương tiện phải dừng lại phun sát trùng 30 phút sau đó mới được vào trang trại. Máy sát

trùng ở cổng trại phải hoạt động tốt với pep phun tơi đều, bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400.

- Nhà sát trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy định phun sát trùng, thùng sát trùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200. Khoang thay quần áo phải có móc treo quần áo, có cửa tự động vận hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng. Khoang sát trùng có đường hình ziczac pep phun tơi đều áp lực mạnh, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun. Công suất máy phun ở khoang sát trùng yêu cầu phải đủ 750w. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

- Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng định kỳ, khi nhập cám vào kho yêu cầu phải có ván kê, nền kho yêu cầu sạch sẽ, khô, thông thoáng tránh ẩm mốc cho cám.

- Kho thuốc được vệ sinh sạch sẽ, thuốc sau khi nhập về được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty.

- Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp xuất đến từng núm uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200.

- Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng hoặc vôi với tỷ lệ 1/400. Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng nuôi đều được quét vôi nước định kỳ tuần một lần.

- Tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang đuổi lợn và cầu cân được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần.

- Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng, dọn vệ sinh định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong và ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi gia súc, gia cầm

khác trong khu vực trang trại. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn gốc rõ ràng, không được đem thịt lợn bên ngoài mang vào trại.

3.3.1.2. Phòng dịch bệnh chủ động bằng vaccine

Lợn giống nuôi lấy thịt được trang trại nhập từ Công ty CP về nuôi dưỡng và chăm sóc. Tất cả lợn con giống đều đã được công ty kiểm soát dịch bệnh, bấm nanh và cắt đuôi trước khi đưa về trang trại. Lợn giống của Công ty trung bình khi nhập chuồng 6kg/con và khi xuất chuồng đạt khoảng 108kg/con.

Đàn lợn tại trang trại được tiêm phòng đầy đủ đúng thời hạn, đúng liều lượng. Một năm hai lần trước mùa mưa đối với các loại vaccine dịch tả, lở mồm long móng. Vaccine được bảo quản duy trì nhiệt độ 2 – 80C bằng tủ chuyên dụng dùng bảo quản vaccine, tủ có hai nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau. Với vaccine có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vaccine, có xilanh chuyên dụng hoặc súng tiêm và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn. Sau khi nhập lợn kỹ sư lên lịch dự kiến làm vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay.

Bảng 3.1: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn

Tuần tuổi 5 6 7 9 11 Liều (ml/con) 2 2 2 2 2 Phòng dịch Dịch tả Giả dại Lở mồm long móng Dịch tả Lở mồm long móng

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Theo bảng 3.1 khi lợn được 5 tuần tuổi, kỹ sư cùng với sự trợ giúp từ quản lý và công nhân tiến hành làm vaccine phòng dịch tả, sau đó một tuần tiến hành làm vaccine phòng dịch giả dại, khi lợn được 7 tuần tuổi tiến hành làm vaccine phòng dịch lở mồm long móng, sang tuần thứ 9 tiếp tục làm vaccine phòng dịch tả lần hai, cuối cùng là làm vaccine phòng dịch lở mồm long móng lần hai khi lợn được 11 tuần tuổi. Sau khi làm vaccine cách đó 21

ngày kỹ sư tiến hành lấy mẫu máu ngẫu nhiên các chuồng, mỗi chuồng 5 mẫu gửi về Công ty để xét nghiệm chất lượng làm vaccine tại trang trại, nếu như tỷ lệ dưới 60% thì yêu cầu kỹ sư tiến hành làm lại vaccine đối với đàn lợn.

Một số loại vaccine và thuốc thú y được trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh cho lợn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh

STT Loại ĐVT Tác dụng

I Vaccine

1 CSF lọ Phòng dịch tả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)