Mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại. (Trang 137 - 140)

doanh thương mại

Trong hiệp định TM hiện nay, như Hiệp định CPTPP, EVFTA, đều có phần đề cặp đến trách nhiệm XH liên quan đến trách nhiệm với người LĐ (chương 19 của CPTPP), trách nhiệm với MT (chương 20 Hiệp định CPTPP) và liên quan đến TM bền vững trong chương 13 của dự thảo EVFTA cũng đã đề cập đến việc VN

và EU cùng các DN hai bên phải tuân thủ việc SX KD phải luôn gắn với sự PT bền vững mà trong đó rất nhiều ND liên quan đòi hỏi các bên phải có trách nhiệm thực hiện. Như trong Điều khoản 13.4 liên quan đến lao động, Điều 13.5 đến điều 13.8 liên quan đến môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên. Nếu DN không tuân thủ các điều khoản này thì việc XK hàng hóa sẽ gặp khó khăn rất lớn. Chính vì vậy mục tiêu trong giai đoạn tới theo quan điểm của tác giả cần thực hiện, đó là:

- Thực hiện việc tuyên truyền trong những năm tới phải đạt 100% các DN kể từ các DN vừa và nhỏ đều được tiếp cận đến CSR trong thời gian tới: tăng cường và huy động các kênh truyền thông nội dung CSR tới cán bộ lãnh đạo cấp cao của DN cho đến người LĐ, mọi thành viên đều có khả năng thực hiện và có sự hiểu biết về CSR. Khi 100% các DN đều tiếp cận được các vấn đề cơ bản CSR. Đặc biệt các DN vừa và nhỏ tiếp cận những nội dung của CSR thì sẽ tạo nên một phong trào thiết thực về CSR, thực hiện CSR tại các DN sẽ dễ dàng hơn: Nhà quản lý thực thi một cách quyết liệt, nghiêm khắc và đầy đủ các ND đã được QĐ trong các hiệp định TM với tinh thần cao nhất. Tăng cường phổ biến kiến thức tới tất cả các doanh nhân, các DN hiểu rõ những yêu cầu, điều khoản quan trong trong hiệp định. Tăng cường thông tin tới mọi cấp QL của mọi DN đếu có kiến thức về CSR, hiểu và tiếp cận ND yêu cầu trong các hiệp định TM về trách nhiệm XH.

- Học theo phương thức Nhật Bản là tăng cường đối thoại giữa các bên (KH, cộng đồng dân cư, Chính phủ, đối tác, nhà đầu tư,…) tổ chức hội nghị bàn tròn về CSR giữa các bên để nắm bắt mong muốn của các bên, nhằm giúp các bên hiểu rõ hơn về CSR và hiểu về mong muốn nguyện vọng của các bên đặc biệt hiểu nhu cầu và kỳ vọng mong đợi về CSR của thị trường. Thiết lập một mạng lưới, một cộng đồng cùng chia sẻ và hợp tác xây dựng với sự đóng góp tiếng nói của nhiều bên liên quan, cùng hướng tới mục tiêu vì sự PTBV và tăng khả năng cạnh tranh trong KDTM. Các bên hợp tác cùng thực hiện sẽ thúc đẩy viêc quá trình triển khai áp dụng CSR hiệu quả hơn, sẽ tạo những lợi thế mới cho DNVN.

thực hiện nghiêm túc CSR từ đó góp phần nâng điểm trung bình các thang đo đạt từ 4.5 - 5.0: Từng bước giúp các DN được tiếp cận qua truyền thông và đối thoại thì việc hiểu rõ các QĐ liên quan đến CSR thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Chúng ta kết hợp các biện pháp “quyền lực cứng” là thông qua hệ thống bắt buộc của luật pháp và “quyền lực mềm” thông qua việc khuyến khích động viên thực hiện, từng bước tăng tỷ lệ các doanh nghiệp tiếp cận đến CSR, từng bước đạt mục tiêu đề ra.

- Xây dựng dự án hướng tới tất cả các nhà lãnh đạo cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao tại các DN đều được tiếp cận những nội dung nhất định về CSR cũng như tiếp cận được những ND quan trọng liên quan đến CSR trong các hiệp định TM hiện nay. Từ đó các nhà quản trị DN đều nhận thấy rõ tầm quan trong của CSR trong HĐ KD TM của mình. Doanh nghiệp muốn thúc đẩy KD thì bắt buộc phải thực hiện CSR, xây dựng chiến lược KD song song với chiến lược CSR trong doanh nghiệp.

4.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại. (Trang 137 - 140)