Nâng cao chất lượng chẩm định:

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành” potx (Trang 79 - 81)

- Tăng tốc vươn lên khẳng định ưu thế cạnh tranh, nắm bắt thời cơ thực hiện hộ nhập sâu rộng để tạo nền tẳng cho toàn hệ thống phát triển vững chắc.

3.2.6 Nâng cao chất lượng chẩm định:

Chất lượng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khoản vay, nó là yếu tố sống còn không những chỉ với NH mà còn cả đối với khách hàng. Bởi vi khoản vay được thẩm định tốt sẽ đem lại an toàn vốn vay cũng như hiệu quả kinh doanh của NH, bên cạnh đó nó còn đảm bảo phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là đúng đắn và đem lại hiệu quả cho DN.

Để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao và đảm bảo đáp ứng được kịp thời cơ hội kinh doanh của DN, kết hợp với công tác Marketing yêu cầu cán bộ NH phải tiếp cận với phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng ngay tư khi DN mới manh nha. Qua đó giúp cho cán bộ NH có nhiều thời gian hơn trong việc tham khảo, nghiên cứu phương án, dự án sản xuất kinh doanh của DN để từ đó có được quyết định đầu tư đúng đắn, cũng như qua đó hướng dẫn DN tạo lập hồ sở vay vốn một cách đầy đủ và thuận lợi hơn.

Do công tác thẩm định là hết sức cần thiết và ngân hàng cần nâng cao hoạt động thẩm định, trong công tác thẩm định dự án đầu tư của khách hàng.

Về thẩm định khách hàng:

Mục đích của việc thẩm định là xác định xem khách hàng có nguyện vọng và khả năng thanh toán nợ không.

- Kiểm tra hồ sơ khách hang: ngân hàng cần kiểm tra về tư cách pháp lý của khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực sản suất kinh doanh mà khách hàng được phép hoạt động.

- Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng: xem xét mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp được phép hoạt động không, và nếu khách hàng vay vốn ngoại tệ thì cần xem xét khoản vay đó để đảm bảo việc cho vay phù hợp với quy định quản lý về ngoại hối.

- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng: thông qua báo cáo thường niên của đơn vị đi vay kết hợp với các tiêu chí đánh giá của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đồng thời để xác định phương thức cho vay cũng như hạn mức tín dụng có thế chấp.

- Về tài sản thế chấp: Đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ do đó đay là một nguồn quan trọng, tuy nhiên đối với các DNV&N thì thường khó có thể đáp ứng được yêu cầu này, do đó để khuyến khích các DNV&N phát triển ngân hàng cần linh hoạt tỏng viẹc đòi hỏi tài sản thế chấp.

Về thẩm định dự án đầu tư:

Đay được xem là nội dung thẩm định mang tính quyết định đên khả năng được vay vốn của khách hang.

- Thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định về nguôn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra của dự án, phải xem xét xem nguồn nguyên vật liệu đầu vào có đảm bảo đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của dự án hay không, bởi nếu không có nguyên vật liệu thì không thể tiến hành sản xuất được hoặc có nguyên vật liệu nhưng không đáp ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đến thời gian và khối lượng sản phẩm dự kiến tung ra thị trường làm giảm tính cạnh tranh và gây tổn thất cho doanh nghiệp. Do đó đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất là điều kiện cần cho thành công của dự án. Bên cạnh đó đầu ra cũng là yếu tố không kém phần quan trọng, nếu sản phẩm của dự án không được thị trường chấp nhận: về chất lượng, giá cả hay hình thức… thì doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được sản phẩm và do đó không thể

tra nợ cho ngân hàng. Với tất cả những yêu tố quan trọng trên đây ngân hàng cần quan tâm tìm hiểu cả đầu vào và đầu ra của dự án hay còn gọi là đánh giá tính khả thi của dự án.

- Về hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho ngân hàng chin là số tiền lãi của khoản vay nếu khoản vay được duyệt, tiền lãi phụ thuộc vào các yếu tố sau: khối lượng món vay, thời hạn món vay, lãi suất của món vay. Một thực tế là thông thường mong muốn về số tiền lãi này giữa ngân hàng và doanh nhiệp có sự trái ngược nhau. Về khách hàng thì luôn mong muốn khoản vay có thời hạn dài và lãi suất thấp còn ngân hàng thì ngược lại. Vì vậy để đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng thì cần có sự thoả thuận giữa hai bên.

- Bên cạnh những lợi ích về kinh tế mà dự án trực tiếp mang lại cho ngân hàng, bán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến lợi ích về kinh tế mà dự án đem lại cho xã hội , khuyến khích những dự án có tính chất xã hội hóa cao.

- Doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng cũng không tránh khỏi ảnh huởng, vì thể trong qua trình thẩm định các cán bộ tín dụng có thể gợi ý hoặc yêu cầu các doanh nghiệp có một vài phương án dự phòng rủi ro, điều này là rất tốt có lợi cho cả hai bên đặc biệt với các DNV&N trình độ quản lý còn nhiều hạn chế thì đây có thể coi đây như một cách làm an toàn.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành” potx (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w