Đặc điểm bộ máy kế toán
Do công ty có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động không mang tính dàn trải trên một phạm vi rộng với nhiều đơn vị trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ Công ty không khác nhau nhiều nên Công ty đã lựa chọn tổ chức công tác kế toán tập trung.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán cuả Công ty Trung Dũng
Đoàn Thị Thu Huyền Lớp K13 - KT1
Kế toán trưởng Thủ kho Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán hàng hoá và bán hàng
SƠ ĐỒ 13
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người phụ trách, điều hành toàn phòng, là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn Công ty, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế ở đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về các họat động tài chính, nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước và cụ thể là của Công ty.
- Kế toán hàng hoá và bán hàng: phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, tình hình biến động và dự trữ hàng hoá, doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu. Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí quản lý kinh doanh, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, từng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu.
- Kế toán ngân hàng: phụ trách giao dịch với ngân hàng, theo dõi thực hiện các khoản thanh toán với khách hàng, người bán với Công ty thông qua ngân hàng.Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kế toán về ngân hàng.
- Kế toán tổng hợp: lập các chứng từ ban đầu, các chứng từ ghi sổ chi tiết. Cập nhật chứng từ vào các sổ chi tiết theo quy định. Theo dõi, kiểm kê kho, cửa hàng và ký sổ chi tiết hàng hoá, sổ quỹ cuối mỗi tháng.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi có sự chỉ đạo cuả cấp trên.
- Thủ kho: phụ trách quản lý hàng hóa, công cụ dụng cụ, thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất hàng hoá, công cụ dụng cụ trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Định kỳ tiến hành đối chiêú số liệu với kế toán đảm bảo khớp đúng.