Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 37 - 40)

* Theo dõi sự sinh trưởng của 2 giống sắn

+ Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày): Theo dõi từ khi trồng cho đến khi có 70 % số hom có mầm mọc lên khỏi mặt đất.

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây nằm hàng trong. Bắt đầu xác định từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng, 30 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.

+ Tốc độ ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao. Bắt đầu xác định từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng, 30 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.

+ Tổng số lá/cây (lá): Đếm toàn bộ số lá trên cây thông qua sẹo lá trên thân lúc thu hoạch.

+ Tuổi thọ lá: Theo dõi 5 cây nằm hàng trong trên ô thí nghiệm theo phương pháp đánh dấu lá. Tuổi thọ lá tính từ ngày lá non phát triển đầy đủ đến ngày lá già chuyển sang màu vàng, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng. Bắt đầu xác định tuổi thọ từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng.

* Trước khi thu hoạch, đo đếm lấy số liệu trung bình các chỉ tiêu sau

+ Chiều cao thân chính : Đo từ sát mặt đất đến điểm phân cành cấp 1 của cây đầu tiên.

+ Chiều dài phân cành (cm): Đo chiều dài các cấp cành trên cùng một nhánh dài nhất: Cành cấp 1, 2....

+ Chiều dài toàn cây (cm): Chiều cao thân chính + chiều dài các cấp cành.

* Mức độ bị nhiễm sâu bệnh chính

Theo dõi toàn bộ 20 cây trên 1 ô thí nghiệm của mỗi giống, một số sâu bệnh hại chính sau:

STT Chỉ tiêu Giai đoạn đánh giá Đơn vị tính Phương pháp đánh giá 1 Sùng và mối đục hom Mọc mầm % Tính % số hom bị hại/tổng số hom theo dõi 2 Nhện đỏ (Tetranychus urticae) Phát triển thân lá và tích lũy tinh bột % Tính % số cây bị hại / tổng số cây theo dõi

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Số củ/gốc: Mỗi ô thí nghiệm thu hoạch 5 cây mẫu đếm tổng số củ thu hoạch sau đó lấy giá trị trung bình. Chỉ tính các củ có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 12 cm và đường kính củ > 2 cm.

+ Chiều dài củ, đường kính củ: Chiều dài củ, đường kính củ: mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình

+ Khối lượng củ/gốc (kg): Cân tổng khối lượng củ thu hoạch của 5 cây sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Năng suất lý thuyết củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng TB của 1 gốc × mật độ cây/ha.

+ Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng TB của 1 cây ×mật độ cây/ha.

+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá Năng suất củ tươi

- Hệ số thu hoạch = Năng suất sinh vật học

* Các chỉ tiêu về chất lượng và năng suất củ khô

+ Tỷ lệ chất khô (%): Xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5 kg củ tươi cân trong không khí sau đó đem cân trong nước bằng cân Reinman rồi áp dụng công thức sau:

Y = A x 158,3 - 142,0 A – B

Trong đó:

Y: Tỷ lệ chất khô

A: Khối lượng củ tươi cân trong không khí (g) B: Khối lượng củ tươi cân trong nước (g)

+ Tỷ lệ tinh bột (%): Được xác định bằng cân Reinman của CIAT + Năng suất củ khô (tấn/ha) = Năng suất củ tươi × tỷ lệ chất khô + Năng suất tinh bột (tấn/ha) = Năng suất củ tươi × tỷ lệ tinh bột

* Hoạch toán hiệu quả kinh tế

Lãi thuần (đ)/ha = Tổng thu (đ) – Tổng chi (đ)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 37 - 40)