Tổng vốn đầu tư chăn nuôi gà đồi của 1 hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đen tại xã tà xi láng, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái (Trang 44 - 48)

Vốn cố định 21.300.000đ

Vốn lưu động 90.900.000đ

Vốn mua con giống 12.000.000đ Tiền mua thức ăn 60.000.000đ Chi phí khác (máng ăn, điện nước…) 18.900.000đ Nguồn vốn đầu tư 112.200.000đ

Vốn tự có 97.200.000đ

Vốn vay NH 15.000.000đ

Doanh thu sau 1 lứa 117.000.000đ Tổng thu - tổng chi 54.000.000đ Tổng tiền lãi sau 1 năm 54.000.000đ

(Nguồn: Tự điều tra)

Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất của hộ nông dân, số lượng giống mà mỗi hộ gia đình đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của các nông hộ khác nhau. Tùy theo những điều kiện sẵn có mà mỗi hộ chăn nuôi lựa chọn quy mô cho phù hợp, giá của giống gà này dao động từ 12-15 nghìn đồng/con

Nói về chi phí điện nước,bcác hộ nuôi điều tra đều tự úm gà khi nuôi, vào vụ 1 thời tiết nóng hộ nuôi phải thường xuyên sử dụng máy quạt để làm mát cho gà nên tiền điện cũng khá cao. Qua điều tra hầu hết các hộ đều sử dụng nước giếng và nước suối.

Về vay ngân hàng tuỳ vào khả năng của tưng hô vay nhiều hay ít, đủ mức đầu tư là được

4.4.1. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà đen

Tận dụng địa hình đồi núi để chăn nuôi gà nhằm tăng thu nhập, tăng năng suất gà, đem lại hiệu quả cao. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ cao về giống gà, phòng trừ bệnh trong chăn nuôi nên nhiều giống gia súc, gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng và sản lượng đàn gia cầm.

Kết quả là, trên địa bàn xã nhiều hộ chăn nuôi gà và lợn, trong đó chăn nuôi gà là chủ yếu, sơ bộ có khoảng 25 hộ đang chăn nuôi gà đen theo hướng chăn thả với số lượng trên 200 con. Còn lợn,vịt thì không đáng kể.

Chăn nuôi gà đen tại địa bàn xã đang được chính quyên địa phương quan tâm và nhân rộng ra. Chăn nuôi gà đen đã giúp người dân xã Tà Xi Láng đang

dần thoát nghèo. UBND xã và trạm khuyến nông xã, đã khuyến khích và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông dân nuôi gà theo quy mô lớn. Từ đây tăng sản lượng đàn gà, nâng cao năng suất, tăng nguồn thu nhập cho các hộ nông dân.

Giống gà nuôi lúc đầu là đi mua, sau một lứa nuôi, cần chọn giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, bụng gọn, không khèo chân, không vẹo mỏ, đủ tiêu chuẩn làm giống. Chuồng trại gà luôn phải được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng đúng định kỳ, rải vôi ra sân chăn thả, xử lý phân gà vi sinh vật. Thời gian từ tuần đầu đến hết tuần 4, chiếu sáng 100% để đảm bảo duy trì nhiệt độ phù hợp sao cho đàn gà lúc nào cũng tản đều trong quây úm. Từ tuần thứ 5 trở đi chỉ chiếu sáng về đềm còn ban ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Cho gà ăn đủ chất, cho gà uống đủ nước sạch, thuốc úm và bố trí các máng ăn máng uống phù hợp theo lứa tuổi. Công tác thú y được tuân thủ nghiêm ngặt. Thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun tiêu độc, khử trùng, xử lý chế phẩm khử mùi hôi đúng thời điểm, tiêm phòng và xử lý các loại vắc xin đúng cách và đầy đủ theo quy trình kỹ thuật. Sau khi áp dụng đồng bộ các biên pháp kỹ thuật trên, cho thấy đàn gà tăng trọng nhanh, tỉ lệ sống ở 120 ngày tuổi đạt 99,75%, tiêu tốn 2,65kg/1kg thức ăn. Trọng lượng BQ lúc gà 90 ngày tuổi đạt 1,5-2kg/con. Khi dùng chế phẩm vi sinh Balasa No1 xử lý nền chuồng, giúp phân hủy phân gà, giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt, giảm tỉ lệ mắc bệnh ở gà, đặc biệt là tiêu chảy, bệnh CRD, bệnh đầu đen,… lông gà tơi xốp hơn, óng mượt, sạch đẹp, bán có giá cao hơn trước đây. Mô hình chăn nuôi đã được đánh giá cao, các hộ tham gia và học tập, có khả năng nhân ra diện rộng.

Từ đó, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, liên kết, an toàn, bền vững và quản lý tốt dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhân rộng các mô hình chăn nuôi,

đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh cũng như xã.

4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà

Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà như:

- Môi trường và chuồng trại ô nhiễm, không vệ sinh.

- Chăn nuôi phân tán trên diện rộng, mật độ chăn nuôi ngày càng dày, dẫn tới nguy cơ đối mặt với dịch bệnh ngày càng cao hơn.

- Nguồn vốn tự có thấp, khi có rủi do ảnh hưởng đến dây chuyền dễ gây mất ổn định đời sống.

- Ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến lượng ăn vào của gà, nếu nhiệt độ quá thấp gà sẽ ăn nhiều hơn hoặc nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm ăn.

- Gà rất hay mắc các bệnh đường ruột như: bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, viêm ruột do virus, hội chứng còi cọc,… đều tác động đến hệ thống đường ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của gà.

- Ảnh hưởng bởi giá cả thị trường biến động, tăng hay giảm giá gà.

- Ảnh hưởng bởi kinh nghiệm chăn nuôi của hộ gia đình, người thiếu kinh nghiệm và chuyên môn thì nuôi gà sẽ không hiệu quả, tỉ trọng gà không cao.

4.4.3. Chi phí, kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi

Chăn nuôi gà đen rất phổ biến từ những vùng nông thôn điều kiện chăn nuôi chưa phát triển. Chăn nuôi gà đen theo hướng BCN đang phát triển mạnh mẽ, có một số hộ chăn nuôi gà giúp thoát nghèo và làm giàu. Với đặc điểm gà dễ nuôi, không mất nhiều chi phí đầu tư, ít tốn công chăm sóc,… mô hình nuôi gà đen đang ngày càng được nhiều hộ dân ở xã Tà Xi Láng áp dụng, mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện kinh tế hộ nông dân. Để thành công trong chăn nuôi đòi hỏi người nông dân phải cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc gà

đúng kỹ thuật, bảo đảm chất lượng con giống tốt, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thực hiện tốt vệ sinh và kiểm soát thú y. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số vốn cần chuẩn bị để làm trang trại nuôi gà không cố định, tùy thuộc vào quy mô và số lượng con giống ban đầu hộ nhập vào, mà đầu tư số vốn ban đầu nhiều hay ít. Nếu có sẵn đất vườn, đồi núi nuôi gà tại nhà, không phải đi thuê đất trang trại, hay mua đất canh tác, thì sẽ cần vốn ít hơn.

Nuôi gà đen thông thường ở các hộ trong xã, chủ hộ chăn nuôi sẽ cần số vốn đầu tư từ 30 triệu đồng trở lên, tất nhiên càng nhiều vốn sẽ càng thuận lợi hơn, vốn ít sẽ phải cân đo đong đếm trong khả năng cho phép. Số tiền dùng để đầu tư xây dựng chuồng trại, rào lưới quanh vườn để tránh gà bay ra khỏi vườn, tiền mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công trả cho người lao động và các chi phí khác (tiền điện, tiền nước,…). Cần phải thêm khoản dự tính hao phí chuồng trại và rủi ro dịch bệnh gây ra trong quá trình chăn nuôi gà.

Đây là triển vọng để nghề nuôi gà phát triển lan rộng, không chỉ nâng cao thu nhập so với đầu tư mà còn hướng tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, để đi đến thành công thì nhiều hộ chăn nuôi luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn bất lợi về thời tiết, nguy cơ dịch bệnh đe dọa,… Để từ đó biết cách kiểm soát tốt bệnh dịch, giá cả thị trường, kể cả vốn đầu tư.

Dưới đây là chi tiết hạch toán chi phí chăn nuôi gà đen. Chi phí sản xuất gồm có: con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các chi phí khác như (tiền điện, nước và các chi phí khác).

Chi phí giống gà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đen tại xã tà xi láng, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái (Trang 44 - 48)