Xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬNNGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 39)

Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm đề xuất.

Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào các yếu tố đặc trưng của học sinh, sinh viên Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu trước, bao gồm ở trong và ngoài nước, nhóm đã đề xuất ra 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Từ đó, đề xuất 5 giả thuyết liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề.

 Yếu tố bản thân cá nhân

Theo các bài nghiên cứu của Sovansopal & Shimizu (2019), Keshishian và cộng sự (2010), Dalcı và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) thì yếu tố bản thân cá nhân của mỗi sinh viên là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với việc lựa chọn ngành nghề. Hiểu rõ được mong muốn cũng như khả năng của bản thân sẽ giúp cho sinh viên lựa chọn ngành nghề chính xác. Có 4 biến được đưa ra để đánh giá mức tác động của nhân tố bản thân cá nhân,

Giả thuyết H1: Yếu tố “Bản thân cá nhân” có tác động cùng chiều đến việc lựa chọn ngành nghề.

 Yếu tố sự quan tâm của gia đình người thân

Theo Sovansopal & Shimizu (2019), Kazi & Akalaq (2017), Sarif và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) thì yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên là sự quan tâm của gia đình người thân, vì họ là người quan sát, hiểu rõ một phần bản thân của sinh viên và họ có sức tác động lớn đến suy nghĩ của sinh viên. Cha mẹ là người quan tâm đến con cái nhất nên họ luôn mong muốn hướng con mình theo ý muốn của họ. Ví dụ như trong gia đình có truyền thống ngành y, quân đội, hay giáo viên, thì cho mẹ có xu hướng bắt con tiếp tục nối nghiệp theo truyền thống đó. Cùng với đó, việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên cũng bị tác động bởi ý kiến của các anh chị, chú bác, …. Ngoài ra ý kiến của bạn bè tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Họ nhận thấy rằng đa số sinh viên thường tâm sự các quyết định của mình cho bạn bè trước tiên và có khuynh hướng thảo luận với nhau các vấn đề của mình, vì thế khi đứng trước việc lựa chọn ngành nghề các bạn thường cùng nhau lựa chọn. Do đó, ý kiến của bạn bè cũng tác động đến quyết định lựa chọn nghề của sinh viên.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Sự quan tâm của gia đình người thân” có tác động dương đến việc lựa chọn ngành nghề

 Đặc điểm của trường đại học tác động (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên cũng bị phụ thuộc vào đặc điểm ngôi trường mà họ đăng ký. Thông qua hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của các trường đại học, cao đẳng cũng góp phần tác động không nhỏ đến quyết định của sinh viên qua các thế mạnh ngành đào tạo, cam kết đầu ra, mức học phí hấp dẫn, môi trường học tập, hoạt động quảng bá hình ảnh hay danh tiếng của trường. Vì thế có không ít sinh viên dựa vào đặc điểm của trường để chọn ngành nghề. Các trường

Đại Học, Cao Đẳng càng đẩy mạnh hoạt động truyền thông càng có ảnh hưởng đối với việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Giả thuyết H3: Yếu tố “Đặc điểm của trường Đại học” có tác động cùng chiều đến việc lựa chọn ngành nghề.

 Cơ hội nghề nghiệp (Nguyễn Thị Lan Hương (2012) là nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên

Vấn đề việc làm luôn là vấn đề nóng sốt, điều khiến sinh viên quan tâm đến nhất đó là cơ hội việc làm sau khi ra trường vì thế cơ hội việc làm cũng là nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn ngành của sinh viên. Sự phát triển Kinh tế-Xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn ngành nghề của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những yếu tố tất yếu góp phần tạo ra sự phân luồng trong việc chọn ngành nghề của sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh (2018):

“Giới trẻ càng ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển Kinh tế-Xã hội của địa phương, đất nước thì càng có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đang có sức nóng với nhiều cơ hội công việc và sự hứa hẹn cao về lương, thưởng. Đây là một thực tế tất yếu dẫn đến việc, có những ngành thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực, trong khi có những ngành không được giới trẻ quan tâm tìm hiểu”.

Giả thuyết H4: Yếu tố “Cơ hội nghề nghiệp” có tác động cùng chiều đến việc lựa chọn ngành nghề.

Bảng 3.1. Bảng thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành nghề Số thứ tự hiệu Mô tả Ghi chú Bản thân cá nhân 1 BT1 Ngành nghề đó phù hợp với khả

năng học tập của cá nhân Nghiên cứu của Sovansopal & cộng sự (2019), nghiên cứu của 2 BT2 Ngành nghề đó phù hợp với sở thích

của cá nhân

3 BT3 Ngành nghề đó phù hợp với tính cách (hòa đồng, vui vẻ, trầm tính, …) của cá nhân

Kazi & Akalq (2017), nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012).

4. BT4 Ngành nghề đó phù hợp với sức khỏe của cá nhân

Sự quan tâm của gia đình người thân

5 SQ1 Ngành nghề đó do ba mẹ định hướng

Nghiên cứu của Sovansopal & cộng sự (2019), nghiên cứu của Dalcı và cộng sự (2013), nghiên cứu của Kazi & Akalq (2017), nghiên cứu của Sarif và cộng sự (2019).

6 SQ2 Sự tác động của anh, chị, em trong nhà

7 SQ3 Ý kiến của các anh chị đang và đã học ngành nghề đó

8 SQ4 Tư vấn hướng nghiệp của các thầy cô giáo

9 SQ5 Sự tác động của bạn bè (học theo, nhiều bạn chọn, …)

10 DD1 Chuyên ngành đào tạo nghề hấp dẫn.

Nghiên cứu của Dalcı và cộng sự (2013), nghiên cứu của Kazi & Akalq (2017), nghiên cứu của 11 DD2 Chuyên ngành đào tạo có điểm đầu

vào phù hợp, vừa sức

12 DD3 Đã tìm hiểu ngành nghề đào tạo trên các phương tiện truyền thông (internet, TV, ...)

Sovansopal & cộng sự (2019), nghiên cứu của Dalcı và cộng sự (2013), nghiên cứu của Đinh Thị Hải Hậu và cộng sự (2019). 13 DD4 Được giới thiệu thông qua các hoạt

động tư vấn nghề nghiệp 14 DD5 Trường có vị trí địa lý phù hợp, thuận tiện. 15 DD6 Trường có mức học phí/đóng góp phù hợp 16 DD7 Có cơ hội nhận học bổng

Cơ hội việc làm trong tương lai

17 CH1 Cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp

Nghiên cứu của Dalcı và cộng sự (2013), nghiên cứu của Porter & Woolley (2014), nghiên cứu của Sarif và cộng sự (2019), nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Đào 18 CH2 Cơ hội thu nhập cao sau

khi tốt nghiệp

19 CH3 Cơ hội thăng thiên trong công việc

20 CH4 Cơ hội học tập cao hơn trong tương lai

Liêng Diễm

Quyết định chọn ngành nghề

21 QĐ1 Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn ngành

nghề

Nghiên cứu của Sarif và cộng sự (2019), nghiên cứu của Kazi & Akalq (2017), nghiên cứu của Dalcı và cộng sự (2013)

24 QĐ2 Mong muốn có mức thu nhập cao và tạo ra được sự khác biệt xã hội quyết định chọn ngành nghề. 23 QĐ3 Quyết định lựa ngành nghề theo

theo sở thích, tích cách của bản thân

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬNNGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w