ZETA – chỉ số rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Đo lường rủi ro phá sản của một số công ty và nhóm ngành tại việt nam trong giai đoạn 2015 2020 bằng chỉ số z score (Trang 32 - 34)

Năm 1977, Altman, Haldeman và Narayanan đã xây dựng chỉ số rủi ro tín dụng thế hệ thứ haivới nhiều cải tiến hơn so với chỉ số Z-score ban đầu. Mục đích của nghiên cứu này là để xâydựng, phân tích và thử nghiệm một mô hình phân loại phá sản mới, trong đó xem xét rõ rànghơn những thất bại kinh doanhgần đây. Chỉ số mới, được gọi làZETA đã có hiệu quả trong việc phân loại các công ty bị phá sản đến 5 năm trước khi thất bại dựatrên một mẫu bao gồm các nhàsản xuất và nhà bán lẻ.

Kết quả nghiên cứu của Altman cho thấy mô hình ZETA phân loại hiệu quả với

độ chính xác trên 90% trước khi doanh nghiệp phá sản 1 năm và độ chính xác 90% lên

đến 5 năm trước khi doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, kết quả còn chỉ ra rằng việc

đưa các công ty bán lẻ vào cùng một mô hình với các nhà sản xuất sẽ không đem lại

ảnh hưởng tiêu cực. Sau một quá trình lặp đi lặp lại để giảm số lượng biến, Altman và

cộng sựđã chọn ra 7 biến đưa vào ZETA.

Sơ đồ 1.5: Các biến tác động đến chỉ số ZETA

Nguồn: Altman (2005)

(1)X1 - Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on assets): được đo bằnglợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản (EBIT/TA). Biến này đã được chứng minh là

Z

ET

A

X1 = Tỷ suất sinh lời trên tài sản

X2= Tính ổn định của thu nhập

X3= Dịch vụ nợ

X4= Khả năng sinh lời tích lũy

X5= Tính thanh khoản

X6 = Vốn hóa

23

cực kỳ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một số các nghiên cứu đa biến.

(2)X2 - Tính ổn định của thu nhập (Stability of earnings): được đo bằng thước

đo chuẩn hóa của sai số chuẩn của ước tính (standard error of estimate) xung

quanh xu hướng từ5 đến 10 năm trong X1.

(3)X3 - Dịch vụ nợ (Debt service): được đo lường bằng tỷ lệ khả năng trả lãi

(interest coverage ratio), nghĩa là lợi nhuậntrướclãi và thuế/chi phí lãi vay (bao

gồm cả số tiềnđược tính từ khoản nợ thuê tài chính - capitalized lease liability).

(4)X4 - Khả năng sinh lời tích lũy (Cumulative profitability): được đo lường bằnglợi nhuận giữ lại của công ty/tổngtài sản (RE/TA). Tỷ lệ này bao hàm các

yếu tố như tuổi của công ty, chính sách nợ và chính sách trả cổ tức, cũng như lợi nhuận ghi nhậntheo thời gian.

(5)X5 - Tính thanh khoản (Liquidity): được đo bằng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn.

Mặc dù những nghiên cứu trước đó đã phát hiện tỷ lệ thanh toán ngắn hạn không hiệu quả trong việc xác định các thất bại như một số biện pháp thanh khoản khác, nhưng Altman thấy nó có nhiều thông tin hơn so với những thứ khác, chẳng hạn như tỷlệ vốn lưu động/tổng tài sản (WC/TA).

(6)X6 - Vốn hóa (Capitalization): được đo bằng vốn hóa cổ phần thường/tổng vốn. Trong cả tử số và mẫu số, vốn hóa cổ phần thường được đo bằng giá trị

trung bình 5 năm của tổng giá trịthị trường thay vì giá trị sổ sách. Mẫu số cũng

bao gồm cổ phiếu ưu đãi có giá trị thanh lý, nợ dài hạn và các khoản thuê tài

chính. Altman đã sử dụng mức trung bình 5 năm để giải quyết các biến động thị

trường tạm thời và để thêm thành phần xu hướng (cùng với X2 ở trên) vào

nghiên cứu.

(7)X7 - Quy mô (Size): được đo bằng tổng tài sản của doanh nghiệp. Biến này

cũng như những biến khác là điều chỉnh cho các thay đổi báo cáo tài chính. Quyền thuê tài chính đã được bổ sung vào quy mô tài sản trung bình của cả

24

Một phần của tài liệu Đo lường rủi ro phá sản của một số công ty và nhóm ngành tại việt nam trong giai đoạn 2015 2020 bằng chỉ số z score (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)