Lãi suất cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội ” ppsx (Trang 25 - 27)

Lãi suất cho vay tiêu dùng là tỷ lệ phần trăm số tiền lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng trên tổng số vốn vay trong thời gian nhất định ( 1 năm ). Ngân hàng có các mức lãi suất khác nhau tuỳ theo thời hạn của khoản vay ( ngắn, trung hay dài hạn ), tuỳ theo phương thức trả nợ là một lần hay trả góp, tuỳ theo tài sản đảm bảo ...Ngân hàng khi thoả thuận về lãi suất cho

vay phải tính toán đến rủi ro, lãi suất hoà vốn ( lãi suất mà tại đó doanh thu bằng chi phí ), lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Các mức lãi suất này thay đổi theo thời gian, khi nhu cầu vay tăng (thường là vào cuối năm) các ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay do chi phí huy động vốn thời kỳ này cũng tăng lên. Nhìn chung, lãi suất cho vay tiêu dùng được xác định sao cho ngân hàng có thể bù đắp được tổn thất có thể xảy ra khi cho vay và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Lãi suất cho vay = Lãi suất + chi phí + thuế + thu nhập + phần tiêu dùng huy động hoạt động dự tính bù rủi ro

Thứ nhất, lãi suất huy động ở đây là lãi suất huy động bình quân mà ngân hàng trả cho nguồn huy động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm, lãi suất chiết khấu, lãi suất vay NHTW...

Thứ hai, ngân hàng phải tính đến các chi phí quản lý trên như lương, tiền điện nước, khấu hao, chi phí giấy tờ. Các chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên quy mô của sản phẩm.

Thứ ba, các ngân hàng là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, ngân hàng dự tính thu nhập sau thuế để đảm bảo lợi ích kỳ vọng của các chủ sở hữu.

Thứ năm, ngân hàng tổng hợp tổn thất có thể xảy ra đối với các sản phẩm như khách hàng không trả được nợ, tiền giả, kinh doanh thua lỗ... dựa trên thống kê kinh nghiệm của kỳ trước đó và dự đoán xu hướng sắp tới. Phần bù rủi ro được dự đoán dựa trên tỷ lệ phần trăm quy mô của sản phẩm. Phương pháp tính lãi phổ biến được các ngân hàng sử dụng trong hoạt động tín dụng là phương pháp lãi đơn. Đây là là phương pháp tính lãi trong đó số tiền lãi tỷ lệ thuận tuyến tính với thời gian vay vốn thực tế. Phương pháp lãi

đơn tính số tiền lãi khách hàng phải trả dựa trên số dư nợ thực tế tại từng thời kỳ thanh toán của khách hàng.

Công thức tính lãi đơn như sau:

Lãi phải trả = dư nợ đầu kỳ x lãi suấtx thời gian

Số tiền phải trả cuối kỳ ( nợ gốc và lãi ) sẽ được xác định tuỳ vào cách thức khách hàng lựa chọn để trả nợ.

Nếu khách hàng trả một lần ( cả gốc và lãi ) vào cuối kỳ thì đến kỳ trả nợ khách hàng phải trả tổng số tiền bao gồm nợ gốc và tiền lãi.

Nếu gốc được trả đều làm nhiều kỳ trong thời hạn vay, gọi k là tổng số tiền vay, a là số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, n là số kỳ trả nợ, thì số nợ gốc phải trả mỗi kỳ là:

n k a=

Số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nợ gốc phải trả cộng với tiền lãi tính trên dư nợ của kỳ đó.

Nếu như khách hàng muốn mỗi kỳ trả nợ một khoản bằng nhau ( nợ gốc + lãi ) hay còn gọi là trả theo niên kim cố định thì số tiền trả mỗi kỳ được tính như sau . Gọi số tiền vay là k, i lãi suất, a là số tiền phải trả một kỳ, n là số kỳ trả nợ thì ta có công thức : n i i k a − + − = ) 1 ( 1 *

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội ” ppsx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w