V. Kế toán sửa chữa TSCĐ:
1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung:
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán và quản lý TSCĐ, em nhận thấy có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
a. Những thành tích đạt được trong công tác kế toán:
Qua nghiên cứu tình hình thựuc trạng về hạch toán và quản lý TSCĐ ở
Công ty trong năm 2003 và đầu năm 2004, em thấy việc hạch toán và quản lý TSCĐ tương đối chính xác và chặt chẽ. Hàng năm, đơn vị đều tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại nhằm bảo tồn vốn cố định.
Bộ máy kế toán của Công ty bố trí theo dõi hợp lý các công việc của
Phòng Kế toán, làm việc có hiệu quả cao.Đội ngũ cán bộ kế toán có trình
độ cao, có kinh nghiệm. Mặt khác, được sự hỗ trợ thường xuyên của các cấp
lãnh đạo, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán được bồi dưỡng và
nâng cao nhờ vào tinh thần ham học hỏi và tập huấn các nghiệp vụ mới.
Với tiềm năng đó, trong công tác tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị
không rập khuôn theo lý thuyết mà có những sáng tạo, cải tiến phù hợp.
Đồng thời với nghiệp vụ kinh tế cao, khả năng tổ chức tốt, đơn vị đã sắp xếp
phân công công việc cho từng nhân viên kế toán như hiện nay là phù hợp và
cần thiết. Công ty đã áp dụng phần mềm quản lý kế toán vào hạch toán kế toán.
Hiện nay, Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố đinh
phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Hàng quý tính và trích khấu hao đầy
nguyên tắc về chế độ quy định, hạch toán kế tóan kịp thời, chính xác. Sổ
sách ghi chép rõ ràng, dễ hiểu và có khoa học.
b. Những mặt yếu còn tồn tại:
Về sổ sách theo dõi: trong quá trình theo dõi TSCĐ tăng, giảm kế toán
không mở thẻ TSCĐ để theo dõi tình hình biến động TSCĐ mà chỉ theo dõi
trên chương trình Excel với các công thức lập trước.
Kế toán TSCĐ của Công ty mới chỉ đơn thuần theo dõi TSCĐ tăng,
giảm trích khấu hao hàng quý và sửa chữa TSCĐ, chưa đi sâu phân tích tình
hình sử dụng TSCĐ hàng năm để có những điều chỉnh hợp lý khi đầu tư vào
TSCĐ, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ở đơn vị.
Kế tóan chưa phân tích được tình trạng của TSCĐ, qua đó để thấy được tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và có biện pháp nhằm cải tiến, đổi mới TSCĐ. Công ty chưa theo dõi TSCĐ vô hình: phần mềm kế toán của máy tính…
Công ty có nhiều đơn vị thành viên trực thuộc nên việc hạch toán tăng
giảm TSCĐ còn chậm. Khi các đơn vị chưa chuyển bảng kê công nợ( TK
336) về văn phòng Công ty thì Công ty vẫn chưa hạch toán được.