Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ hoa hòe (Trang 36 - 40)

Thí nghiệm 1: Xác định thành phần hóa học của hoa Hòe

Cách tiến hành: Lấy 2g hoa hòe đã được loại bỏ tạp chất và sao vàng đem đi nghiền nhỏ rồi tiến hành xác định một số thành phần của hoa hòe như: độ ẩm, độ tro, rutin.

Thí nghiệm lặp lại ba lần, lấy kết quả trung bình.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng nguyên liệu

Nguyên liệu Làm sạch

Sấy

Phân tích các chỉ tiêu

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy nguyên liệu thích hợp Bảng 3.4.Công thức thí nghiệm khảo sát nhiệt độ sấy nguyên liệu hoa Hòe

Cách tiến hành: Lấy 10g nguyên liệu tươi đã được làm sạch, loại bỏ tạp chất, mang đi sấy ở các nhiệt độ 60℃, 70℃, 80℃, 90℃ cho đến khi độ ẩm đạt không quá 12% thì dừng, sau đó đem đi phân tích các chỉ tiêu rồi chọn nhiệt độ sấy thích hợp.

- Các chỉ tiêu phân tích: + Hàm lượng rutin

+ Thời gian

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trong cùng một điều kiện. Kết quả của thí nghiệm 2 được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng kích thước nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm

Nguyên liệu Sấ y Nghiền

Phân tích chỉ tiêu

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định kích thước của nguyên liệu Bảng 3.5.Công thức thí nghiệm xác định kích thước của nguyên liệu hoa Hòe

Tiến hành: Sau khi xác định được nhiệt độ sấy thích hợp, lấy 10g nguyên liệu đã được sấy khô mang đi nghiền thành các kích thước khác nhau, rồi sử dụng sàng lọc để phân loại thành các kích thước: 0,8mm; 1,4mm; 2,0mm, sau đó cân mỗi loại 2g cho vào túi lọc (2g/túi) và mang đi pha mỗi loại ở cùng nhiệt độ nước pha là 100℃ trong vòng 5 phút. Thu được dịch chiết của trà thì tiến hành phân tích đánh giá cảm quan chất lượng nguyên liệu, rồi chọn kích thước nguyên liệu thích hợp.

- Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan: + Màu sắc, mùi, vị, trạng thái của trà.

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trong cùng một điều kiện. Kết quả của thí nghiệm 3 được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu phụ

Nguyên liệu

Phối trộn tỷ lệ % nụ hoa Hòe/Nghệ/CỏNgọt

Phân tích các chỉ tiêu

Chọn tỷ lệ phối trộn nguyên liệu thích hợp

Hình 3.3.Sơ đồ thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối trộn nguyên liệu phụ Bảng 3.6.Công thức thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối trộn nguyên liệu phụ

Công thức CT8 CT9 CT10 CT11

Mục đích: thêm các thành phần phụ với tỷ lệ thích hợp làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

Tiến hành phối trộn nguyên liệu chính nụ hoa Hòe với nguyên liệu bổ sung là Nghệ và Cỏ Ngọt theo tỷ lệ nụ hoa Hòe/Nghệ/Cỏ Ngọt trong 2g lần lượt là CT8 (1,7g/0,2g/0,1g), CT9 (1,7g/0,14g/0,16), CT10 (1,7g/0,16g/0,14g), CT11 (1,7g/0,16g/0,14g) sau đó đem pha với 120ml nước nóng trong 5 phút.

Thực hiện đánh giá cảm quan sản phẩm với các tỷ lệ trên rồi chọn tỷ lệ phối trộn thích hợp.

- Chỉ tiêu đánh giá cảm quan: + Màu sắc, mùi, vị, trạng thái của trà.

Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần ở cùng một điều kiện. Kết quả của thí nghiệm 4 được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian pha trà đến chất lượng sản phẩm

Mục đích: Lựa chọn được thời gian hòa tan nguyên liệu phù hợp để sản phẩm trà có hương vị, màu sắc hài hòa, thơm ngon và làm cơ sở khuyến cáo cho người tiêu

dùng.

Tiến hành: Lấy 2g trà đã biết thông số ở thí nghiệm 4 đem đi pha với 100ml nước nóng ở 100℃ với thời gian lần lượt là 3,4,5 phút và lặp lại 3 lần trong cùng một điều kiện.

Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần ở cùng một điều kiện và sau đó ghi lại kết quả thí nghiệm.

Thí nghiệm 6: Phân tích chỉ tiêu chất lượng sản phẩm

Sau khi đã phối trộn các nguyên liệu với nhau tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm: độ ẩm, độ tro, rutin, đánh giá cảm quan.

Thí nghiệm 7: Hoàn thiện bao bì sản phẩm

Hoàn thiện bao bì sản phẩm theo nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ hoa hòe (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w