Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu chỉ số tim cổ chân, nồng độ homocysteine huyết tương và một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ (Trang 73 - 76)

Hình 1.2 Cấu trúc của Homocysteine

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

Tại Việt nam cĩ một số nghiên cứu về nồng độ Hcy và CAVI ở bệnh nhân khơng mắc bệnh thận hoặc mắc bệnh thận.

Năm 2016, Phạm Văn Trân và cộng sự [100] đã thực hiện đề tài nghiên cứu nồng độ Hcy, axit folic huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não. Nghiên cứu bệnh chứng, nhĩm bệnh gồm 136 bệnh nhân nhồi máu não, nhĩm chứng 136 người lớn khơng bị đột quỵ não, cĩ các yếu tố nguy cơ đột quỵ não tương đồng nhĩm bệnh. Nồng độ Hcy trung bình ở nhĩm bệnh là 14,96 ± 4,73 µmol/L, cao hơn nhĩm chứng (12,25 ± 4,34 µmol/L) với p <0,001. Nồng độ axit folic trung bình của nhĩm bệnh là 8,74 ± 4,95 ng/ml, thấp hơn nhĩm

chứng (13,02 ± 6,18 ng/ml) với p <0,0001. Tỷ lệ tăng nồng độ Hcy máu (>15 µmol/L) là 42,6% ở nhĩm bệnh, cao hơn nhĩm chứng (19,9%) với p <0,001. Cĩ sự tương quan nghịch giữa nồng độ Hcy với axit folic huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não theo phương trình tuyến tính: y = 17,293 – 0,266.x; với r = -0,282 và p <0,01.

Năm 2020, Nguyễn Minh Tâm [101] đã thực hiện đề tài nghiên cứu nồng độ Hcy máu và hiệu quả điều trị tăng Hcy ở người cao tuổi cĩ THA. Đối tượng nghiên cứu gồm 261 người chia làm 2 nhĩm: 120 bệnh nhân THA cĩ tuổi trung bình là 67,16 ± 6,44 tuổi và nhĩm chứng là 141 người khơng THA cĩ tuổi trung bình là 66,29 ± 5,30 tuổi. Nồng độ Hcy trong máu ở nhĩm bệnh là 18,61 ± 4,45 µmol/L, cao hơn nhĩm chứng là 14,87 ± 3,16 µmol/L (p< 0,001). Tỉ lệ tăng nồng độ Hcy ở nhĩm bệnh là 79,2%, cao hơn gần gấp 2 lần so với nhĩm chứng là 40,4% (p< 0,001; giá trị nồng độ Hcy > 15 µmol/L được xác định là tăng). Ở nhĩm bệnh: Nồng độ Hcy máu cĩ tương quan thuận mức độ trung bình với HATTh (r=0,415; p< 0,001), creatinin máu (r=0,408; p< 0,001). Nồng độ Hcy máu cĩ tương quan nghịch mức độ yếu với nồng độ cholesterol máu tồn phần (r= -0,129; p < 0,05), MLCT (r= -0,254; p< 0,001). Năm 2020, Nguyễn Mạnh Thắng và cộng sự [20] nghiên cứu mối liên quan giữa CAVI với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA nguyên phát. Nghiên cứu mơ tả cắt ngang gồm trên 227 đối tượng bao gồm 180 bệnh nhân THA nguyên phát cĩ tuổi >18 và 47 người làm chứng khoẻ mạnh. Kết quả cho thấy CAVI trung bình nhĩm bệnh là 8,97 ± 1,17, cao hơn cĩ ý nghĩa so với nhĩm chứng là 8,24 ± 0,36, p < 0,01. CAVI cĩ mối tương quan thuận mức độ vừa với tuổi (r = 0,32; p < 0,001) và tương quan nghịch mức độ yếu với BMI (r = 0,239; p = 0,001). Ngồi ra, CAVI cũng cĩ mối tương quan thuận với nồng độ axit uric máu (r = 0,173; p = 0,02). Cĩ mối tương quan nghịch giữa CAVI với chức năng tâm thu thất trái

EF (r = -0,073) và tương quan thuận với chỉ số khối lượng cơ thất trái (r = 0,135), tuy nhiên các mối tương quan này chưa cĩ ý nghĩa (p > 0,05).

Năm 2019, Nghiêm Thu Thảo và cộng sự [102] đã đánh giá CAVI ở

bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện đại học Y Hà Nội. 62 bệnh nhân nghi ngờ bệnh mạch vành, chưa chụp mạch vành qua da lần nào vào Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân được thu thập các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và được đưa đi đo độ xơ vữa động mạch bằng máy Omron VP – 1000 Plus trước khi bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da. Đánh giá mối liên quan giữa CAVI với một số yếu tố nguy cơ tim mạch và mức độ tổn thương động mạch vành. Kết quả: CAVI ở bệnh nhân cĩ các yếu tố nguy cơ như THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu tăng cĩ ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân cĩ THA là 10 ± 1,6; bệnh nhân cĩ ĐTĐ là 10,5 ± 1,9, bệnh nhân cĩ rối loạn lipid máu là 9,7 ± 1,6. Bệnh nhân THA cĩ nguy cơ xơ vữa mạch cao hơn bệnh nhân khơng THA (p < 0.05). Bệnh nhân càng cĩ CAVI cao thì số nhánh động mạch tổn thương càng nhiều (p < 0.05). Cĩ mối liên quan giữa mức độ tổn thương LCx, RCA với mức CAVI ≥ 9 của nhĩm nghiên cứu (p < 0.01).

Như vậy, trên thế giới đã cĩ nhiều nghiên cứu về nồng độ Hcy và CAVI ở bệnh nhân khơng và cĩ mắc BTMT, tuy nhiên tại Việt nam chưa cĩ nghiên cứu thực hiện cả 2 chỉ tiêu này trên cùng đối tượng ở bệnh nhân BTMT GĐC lọc máu chu kỳ.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu chỉ số tim cổ chân, nồng độ homocysteine huyết tương và một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w