CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH, QUỐC PHÒNG

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoa quả sấy s fruits chương i cơ sở pháp lý và tính cấp thiết đầu tư dự án (Trang 28 - 31)

07 08 09 10 I CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH, QUỐC PHÒNG

PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN NINH, QUỐC PHÒNG...

8.1. Đánh giá tác động môi trường

Việc tiến hành xây dựng nhà máy tác động đến môi trường trong cả quá trình xây dựng và đưa vào sản xuất.

8.1.1 Trong quá trình xây dựng

Ảnh hưởng tới giao thông.: hoạt động của các phương tiện vận tải phục vụ dự án làm tăng mật độ lưu thông của các tuyến đường vào khu vực, dẫn tới tình trạng đất cát rơi vãi, việc tăng cường các phương tiện vận tải làm xuống cấp nhanh các tuyến đường.(

Ảnh hưởng của tiếng ồn: gây ra ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm mất tập trung, giảm năng suất lao động và gây ra các bệnh lý,….nó có thể sinh ra do động cơ, máy móc thi công, thiết bị xây dựng, quá trình vận chuyển tháo gỡ, trong quá trình lao động như gò, hàn,… hoặc trong động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện. Tổng mức ồn cơ sở trên công trường thi công dao động tuỳ theo từng hạng mục thi công, mức ồn tổng cộng cơ sở dao động từ 112 đến 123,3 dBA. Do hoạt động làm việc diễn ra trên phạm vi rộng, phân tán, cách xa khu dân cư, hơn nữa thảm phủ xung quanh nên các tác động do tiếng ồn của dự án sẽ được giảm thiểu. ảnh hưởng tới chất lượng không khí: Trong cả quá trình bắt đầu xây dựng và tháo dỡ công trình sau khi thực thi, khói bụi và khí thải là 2 tác nhân xấu đáng chú ý nhất… lượng khí thải sinh ra từ động cơ máy móc chủ yếu là C02,S02,NOx…tuy nhiên công trình sẽ hạn chế mức tối đa tác động sinh ra khí thải.

Sinh hoạt của công nhân trên công trường do hoạt động xây dựng: có xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh và môi trường nên không gây ra tác động nhiều.

Không có ảnh hưởng tới hệ sinh thái, động thực vật, mặt nước biển và nước ngầm, khoáng sản( chỉ có khai thác đá san nền)

8.1.2. Trong quá trình vận hành sản xuất

Chất thải từ nhà máy phần lớn là chất thải dạng lỏng. Loại chất thải này phát sinh trong quá trình ngâm rửa các hoa quả hoặc trong quá trình vệ sinh các thiết bị sản xuất, có thể tồn đọng một lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản trong quá trình canh tác. Ngoài ra, những hóa chất tẩy rửa thực phẩm còn dư hoặc dầu, nhớt tồn đọng trong khi rửa sàn hay làm sạch, bảo trì thiết bị sản xuất cũng sẽ theo đó đi vào nguồn nước thải.

Trong quá trình sản xuất, ngoài chất thải lỏng, ngành chế biến thực phẩm còn phát sinh ra những chất thải dạng rắn. Chủ yếu là các tạp chất và những phần bỏ đi từ thực phẩm. Thêm vào đó là vỏ các chai lọ đựng hóa chất, chất bảo quản, chất tẩy rửa. Khi vệ sinh các dụng cụ sản xuất, những chất như dầu, chất kết dính hay chất bị kết dính phát sinh ra tạo thành những thành phần gây nguy hại cho đời sống sinh vật cũng như hệ sinh thái..

Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm cho chính bầu khí quyển. Nó sinh ra trong quá trình xử lý và sản xuất sản phẩm.

8.2. Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường

 Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: Nước thải dự án được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường.

 Thu gom hiệu quả, tăng cường công tác phân loại rác tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn về khu xử lý chất thải của khu vực theo như quy hoạch đã đề xuất. Đối với chất thải nguy hại được quản lý chặt chẽ và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại theo đúng tiêu chí kỹ thuật, quy định pháp luật hiện hành.

 Sử dụng các máy lọc bụi tĩnh điện công suất lớn, hiệu suất cao nhằm lọc bụi luồng khí thải trước khi đưa vào ống khói thải ra khí quyển

 Khống chế ô nhiễm do nhiệt toả ra môi trường không khí. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được trang bị trong nhà máy với mục đích tạo ra môi trường vi khí hậu thông thoáng, mát mẻ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cho người vận hành và giải nhiệt cho thiết bị để giúp thiết bị vận hành tin cậy và ổn định, kéo dài tuổi thọ. Việc trang bị hệ thống điều hoà không khí và thông gió cho nhà máy là cần thiết nhằm tạo môi trường làm việc thích hợp cho con nguời và thiết bị, máy móc.

 Áp dụng công nghệ khoa học hiện đại, nhàm giải quyết tối ưu vấn đề tồn đọng chất thải

8.3. Giải pháp phòng chống cháy nổ và yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

Phòng cháy chữa cháy là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bất cứ ngoại cảnh nào, không riêng gì khu vực sản xuất, nhà máy, chưa kể gần đây nhiều vụ cháy lớn tại khu công nghiệp xảy ra, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân phải có ý thức chủ động hơn nữa trong việc phòng cháy chữa cháy.

 Đối với bụi dễ cháy, không có cách để loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể hạn chế tối đa sự tích tụ của bụi tới mức nguy hiểm dẫn đến cháy nổ, không đâu khác là tuân thủ các quy định vệ sinh.

 Đối với các công việc hàn cắt kim loại, thợ hàn cần hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy đối với công việc của mình. Khu vực hàn cắt cần đảm bảo cách lý khỏi vật liệu, chất lỏng và khí dễ cháy. Việc hàn cắt cần có sự giám sát của người quản lý, đề phòng trục trặc xảy ra và có giải pháp xử lý kịp thời. Người thợ hàn cũng cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động chuyên dụng để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

 Đối với chất lỏng, khí dễ cháy, có phương pháp bảo quản đúng cách, luôn trang bị các trang phục bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với chất lỏng và khí dễ cháy và cách ly khu vực lưu trữ với các nguồn đánh lửa.

 Đối với thiết bị, máy móc cần được lắp đặt, bảo trì đúng cách, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động, vận hành của thiết bị máy móc, đảm bảo máy móc không có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào liên quan tới cháy nổ.

 Đối với hệ thống điện, ngắt thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế nối dây thủ công, sử dụng thiết bị chống tĩnh điện… Hệ thống điện tại khu vực sản xuất bắt buộc phải trang bị atomat chống quá tải.

 Niêm yết nội quy, quy định phòng cháy chữa cháy, treo biển cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy. Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương pháp thoát nạn phù hợp

 Người lao động tại khu sản xuất cần có ý thức nghiêm túc phối hợp với nhau trong công tác phòng cháy chữa cháy, luôn sẵn sàng giải pháp kiểm soát nguồn nhiệt trong quá trình làm việc, có phương pháp dập tắt ngọn lửa, tránh cháy lan.

 Đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc trước khi tiến hành công việc chuyên môn.

Yêu cầu về an ninh

 Giám sát và quản lý:trang bị hệ thống thông minh, ban quản lý có thể giám sát và kiểm tra tất cả khuôn viên nhà máy một cách nhanh chóng, hiệu quả. Kiểm soát rõ ràng cửa chính, nguồn xảy ra chính của các vấn đề an ninh

 Giảm rủi ro về tài sản: Thông qua hệ thống camera an ninh giám sát, nhà quản lý có thể phát hiện kịp thời các sự cố như: trộm cướp, phá hại của công, người lạ đột nhập

trái phép,…Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu rủi ro về tài sản, thông tin.

 Môi trường làm việc an toàn: Áp dụng giải pháp an ninh cho nhà máy cũng là yếu tố giúp nhân viên tự giác tuân thủ các chính sách, quy định về bảo hộ lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp.

 Đảm bảo an toàn cho nhân viên: chế định lương phù hợp, đảm bảo phòng chống cháy nổ, kiểm soát ngăn chặn khủng bố bạo động, trộm cắp và đảm bảo khu vực nội bộ, xây dựng hàng rào và khu vệ sinh.

 Tuân thủ các yêu cầu quốc phòng, thực hiện các chỉ thị của nhà nước ví dụ như thực hiện tiêm chủng vaccine phòng chống Covid cho công nhân viên, đảm bảo tác phong sẵn sàng 3 tại chỗ trước đại dịch.

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoa quả sấy s fruits chương i cơ sở pháp lý và tính cấp thiết đầu tư dự án (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)