Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử
21
dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:
Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có kkhi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)
Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
22
Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…
23