- Huyện Đại Từ với 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 58 nghìn ha và hơn 165 nghìn khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số toàn tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.
- Kinh tế - Xã hội : + Nông nghiệp : Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng và tăng trưởng nhanh. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.
+ Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản. Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng.
Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng:
- Nơi kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27 tháng 7): là một ngôi chùa thuộc xã Hùng Sơn đã được nhà nước tôn tạo và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
- Núi Văn, núi Võ: nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên - Ký Phú, cách khu du lịch hồ Núi Cốc 15 km về phía tây bắc.
- Khu du lịch Hồ Núi Cốc: Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan. Khu du lịch hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thủy chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi tắm mát ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp.
- Ngoài ra còn Suối Kẹm, Cửa Tử, Đát Đắng là ba con suối chảy ra từ chân dãy Tam Đảo thuộc huyệnĐại Từ – Thái Nguyên. Cửa Tử và Đát đắng có thể sẽ là hai cái tên quen thuộc, còn Suối Kẹm mới được nhắc đến vài năm trở lại đây, nó là một con suối nhỏ có vị trí nằm giữa Cửa Tử và Đát Đắng. Nơi đây được khai thác du lịch từ năm 2017 nên vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Đồi chè La Bằng và suối Kẹm: Huyện Đại Từ có rất nhiều đồi chè để tham
quan, chụp hình mà hoàn toàn miễn phí. Suối Kẹm nằm ở xã La Bằng mùa hè tới đây tắm suối, nước suối ở đây rất trong và mát.
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc: Nơi đây đang xây dựng nhưng cũng hoàn thành trên 50% rồi, sau này hoàn thành chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẫn không kém gì Hồ Núi Cốc.
- Đát Đắng và hồ Vai Bành: Đát Đắng là địa điểm tham quan hấp dẫn nằm ở xã Phú Xuyên. Thác Đát Đắng ngày thường hầu như chỉ có người dân huyện mình và mấy huyện xung quanh hay tới bởi đường đi tới đây khá xấu, nhưng chỉ cần vượt qua đoạn đường xấu này là bạn sẽ tới được nơi có phong cảnh vô cùng tuyệt vời.
- Lễ hội trà: Lễ hội trà ở đây mở ra nhằm quảng bá thương hiệu trà Đại Từ bởi nơi đây là vùng trọng điểm trồng chè của tỉnh Thái Nguyên. Lá chè được hái từ những đồi chè đều đảm bảo chất lượng. Lễ hội trà quê thường tổ chức vào tháng 1 dương lịch, ngày tổ chức các năm thường thay đổi. Đến lễ hội trà huyện Đại Từ, ngoài việc được thưởng thức trà do chính người dân huyện Đại Từ sản xuất ta còn có thể mua các sản phẩm từ lá chè, búp chè về làm quà.
4.1.2. Tiềm năng du lịch ở huyện Đại Từ
- Trong nhiều năm trở lại đây, du lịch sinh thái (DLST) trở thành xu hướng mới trong ngành du lịch. DLST được ưa chuộng bởi lẽ nó gần gũi, thân thiện với môi trường và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động là biến động môi trường tự nhiên.
- Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thái Nguyên được thiên nhiên ưu ái với nhiều lợi thế phát triển KT-XH. Địa hình của huyện tương đối phức tạp với nhiều kiểu địa hình khác nhau. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt do tác động của yếu tố địa hình. Mật độ sông hồ dày đặc, đặc biệt là Hồ Núi Cốc có diện tích lớn nhất với 796ha. Hệ động thực vật phong phú với nhiều loài đặc hữu, trong đó tiêu biểu là vọoc mũi hếch.
- Đại Từ là địa bàn cư trú của 8 dân tộc anh em, là nơi chứa đựng nhiều trí thức và văn hóa bản địa độc đáo. Cùng với lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, Đại Từ còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa ghi đậm dấu ấn của các thời kì dựng nước và giữ nước.
- Đại Từ được thiên nhiên ưu ái dành tặng cảnh sắc hữu tình với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, ngoài ra, nơi đây còn có các di tích lịch sử. Sẵn lợi thế này, những năm gần đây, huyện Đại Từ đã có những hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch, trong đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực này nhằm từng bước đưa Đại Từ trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái và văn hóa tín ngưỡng.
* Hồ Núi Cốc: Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Hồ có độ sâu 35m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho đất, cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá và cải thiện môi trường.
Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.