Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

Một là, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình và đề án về DS đạt chất lượng và cung cấp dịch vụ luôn được quan tâm và thực hiện. Phòng DS thuộc Trung tâm Y tế Huyện thực hiện nhiều mô hình nhằm nâng cao chất lượng DS, điều chỉnh cơ cấu DS đã được chú trọng triển khai và đạt kết quả tốt. Đặc biệt, mô hình “Xã, phường, cụm dân cư triển không sinh con thứ 3 trở lên” tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và duy trì các hoạt động của mô hình giai đoạn 2016-2020, lồng ghép với việc đưa chính sách DS vào các hương ước, quy ước của từng cụm dân cư cho thấy sự tham gia, chia sẻ của nhân dân góp phần giúp nhận thức vai trò, vị trí của mình về công tác DS, trong thực hiện KHHGĐ, phòng chống bạo lực gia đình,bình đẳng giới và chăm sóc nuôi dạy con cái ngày càng tốt hơn.

Hai là nhận thức về công tác DS của nhân dân được nâng lên. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp khá sâu sát, cụ thể, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong xã hội về công tác DS.Việc xây dựng và thực hiện các

chính sách DS với sự tham gia tích cực của cộng đồng, đặc biệt là nam giới và hướng đến nam giới tạo sự bình đẳng trong lĩnh vực DS, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình và thực hiện thành công chiến lược DS giai đoạn 2011-2020. Đã tổ chức thực hiện và phối kết hợp thực hiện các mô hình truyền thông nhằm chuyển đổi hành vi của nhân dân đến tự nguyện thực hiện các dịch vụ.

Ba là, công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh DS, các chính sách, văn bản QPPL của nhà nước về DS cho nhân dân trên địa bàn Huyện. Công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên. Hoạt động phối hợp các ban ngành thành viên được tăng cường, đẩy mạnh.

Bốn là, trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng và của chính phủ, chương trình mục tiêu Quốc gia về DSKHHGĐ bộ máy thực hiện công tác DS cấp huyện được củng cố. Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ huyện An Lão được kiện toàn, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025, kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia hàng năm sát với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Thành lập Phòng DS trong Trung tâm Y tế Huyện và được quản lý theo ngành dọc, áp dụng cơ chế phân cấp và phối hợp liên ngành đã khẳng định được hiệu quả làm cho công tác phối hợp thực hiện các chương trình, dự án DS trên địa bàn thuận lợi. Thực hiện đầy đủ các nội dung về quản lý nhân sự đảm bảo đáp ứng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan trong giai đoạn 2016-2020. Bộ máy chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng, mạng lưới CTV hàng năm được tập huấn chuyên đề về các nội dung quản lý và truyền thông tại địa bàn.

Năm là, Trung tâm Y Tế Huyện tập trung nguồn lực cung cấp đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ DS-SKSS,cung cấp các thuốc thiết yếu trong Chiến dịch truyền thông, các BPTT phi lâm sàng như bao cao su, thuốc tránh thai, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh... sơ ứng nhu cầu cho nhân dân trên địa bàn Huyện.

Sáu là, hệ thống thông tin về công tác DS được chú trọng và cũng được đầu tư, đáp ứng yêu cầu QLNN về công tác DS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)