một số địa phương và giá trị tham khảo cho Đắk Lắk
1.4.1. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở một số địa phương
Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở tỉnh Gia Lai:
Trên cơ sở Luật người khuyết tật được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT; thông tư liên tịch số 29/2014 ngày 24/10/2014 của Bộ LĐTB-XH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ngoài chức năng, nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh Xã hội, tỉnh Gia Lai cũng thành lập thêm Hội bảo trợ Người khuyết tật, thông qua Hội Người khuyết tật tỉnh Gia Lai đã tổ chức thực hiện nhiều chính sách triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, công tác thực hiện các chính sách về người khuyết tật cũng được thực hiện một cách đồng bộ và tích cực hơn, quyền của người khuyết tật được phát huy, tăng cường sự tự tin, vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó tỉnh cũng thường xuyên tổ chức tập huấn nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở và đội ngũ nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội, qua đó giúp cho cán bộ làm công tác bảo trợ ở các cấp, đặc biệt là cấp xã, thôn, làng nâng cao năng lực trong việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với người khuyết tật đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại các thôn, làng, tổ dân phố để người dân hiểu biết các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật. Tiếp thu các phản ánh, kiến nghị của nhân dân và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động cộng đồng và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng hóa, lương thực cho người khuyết tật. Từng bước quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội và dịch vụ trợ giúp xã hội để người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thực hiện chế độ chính sách bảo trợ xã hội trong đó có người khuyết tật, trong những năm qua tỉnh Gia Lai đã giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho 27.531 đối tượng. Trong đó: trẻ em mồ côi không nguồn nuôi dưỡng là 680 trẻ; trẻ em mồ côi từ 16-22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học 89 người; trẻ em, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo 03 người; người cao tuổi trên 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là 15.768 người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 825 người; trẻ em và người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng 10.436 người; hộ gia đình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng 1.786 hộ. Về lĩnh vực y tế: Trong công tác trợ giúp người khuyết tật, Sở Lao động - TBXH tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng tổ chức khám sàng lọc hàng trăm đối tượng khuyết tật. Phối hợp với Bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng Quy Nhơn tổ chức đo khám làm dụng cụ chỉnh hình tay chân giả, giày nẹp miễn phí cho nhiều người khuyết
tật. Phối hợp với đại diện Hội bảo trợ người khuyết tật tổ chức điều tra, khảo sát thông tin người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tỉnh tổ chức giám sát đánh giá thực hiện các chế độ chính sách tại các địa phương, nhất là trong chi trả chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội; cấp gạo cứu đói, hạn hán, hỗ trợ đột xuất, cấp phát bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác, qua đó giúp cho các địa phương khắc phục được những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị để xử lý kịp thời. Về giáo dục tạo nhiều sự lựa chọn cho người khuyết tật như học phổ thông, học nghề giúp người khuyết tật tiếp cận môi trường công nghệ thông tin và các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao như những người bình thường khác.
Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình:
Tỉnh Quảng Bình hiện có trên 45.000 người khuyết tật, chiếm khoảng 5% dân số, trong đó có 6.984 người khuyết tật vận động, hơn 1.400 người khuyết tật nghe và nói, 4.647 người khuyết tật thần kinh. Chia theo mức độ khuyết tật thì có 3.566 người khuyết tật đặc biệt nặng, 12.528 người khuyết tật nặng và 2.258 người khuyết tật nhẹ. Đa phần người khuyết tật trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, có trình độ học vấn thấp, không thể sống tự lập, chỉ có khoảng trên 15% tự tạo được thu nhập.
Thực hiện Luật người khuyết tật và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và các văn bản khác, tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người khuyết tật. Hàng năm, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai cụ thể hóa, lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình nhằm đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ của người khuyết tật. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các thương tích khác gây ra; phòng chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, các chính sách bảo trợ xã hội.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 18.000 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng và 2.207 hộ gia đình, cá nhân trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Trên địa bàn tỉnh còn có 235 người khuyết tật đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh. Công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Thông qua hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Bảo trợ trẻ em…, trong những năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 1.092 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, phẫu thuật tim, mắt cho 1.200 trẻ, phục hồi chức năng cho 596 người khuyết tật, góp phần giúp đối tượng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Công tác xác nhận khuyết tật và hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở cấp xã cũng được chú trọng. Đến nay, tỉnh Quảng Bình có trên 16.000 người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật; 100% người khuyết tật thuộc hộ nghèo, người khuyết tật đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội tại cộng đồng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn phù hợp đối với người khuyết tật, đặc biệt ưu tiên cho
người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, tỉnh đã mở được 2 lớp dạy nghề may công nghiệp và làm chổi cho 97 người khuyết tật. Ngoài ra, hàng năm, tỉnh còn tổ chức dạy nghề cho hàng trăm người khuyết tật với các nghề chủ yếu như may mặc, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa xe máy, điện tử… Các cơ sở dạy nghề còn tích cực chủ động tìm việc làm cho người khuyết tật, giúp họ ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật khi tham gia giao thông trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng; Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật như tư vấn pháp luật; Tham gia bào chữa, đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật; Trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí; Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; Tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật …
1.4.2. Giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Lắk
Từ thực tiễn từ hai tỉnh trên trên, tỉnh Đắk Lắk rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác thực hiện chính sách đối với người khuyết tật như sau:
Một là, tăng cường đẩy mạnh vai trò trong hoạt dộng trợ giúp thường xuyên đối với NKT. Triển khai thực hiện các chính sách mang tính toàn diện, phù hợp, nhằm đảm bảo công bằng, bảo vệ NKT trước những rủi ro trong cuộc sống. Nhà nước càng nâng cao công tác tuyên truyền và chỉ ra vai trò của toàn Đảng và nhân dân trong hoạt động thực hiện chính sách đối với
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm chính sách được thi hành công bằng, chính xác. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng ba nội dung sau: củng cố tổ chức bộ máy, cái cách hành chính theo hướng thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, chính xác, chống phiền hà, chống tiêu cực, giải quyết kịp thời những bức xúc, tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và đối với chế độ.
Ba là, mở rộng các mô hình xã hội hoá chăm sóc người khuyết tật, đồng thời động viên sự vươn lên của bản thân, gia đình NKT trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác thực hiện chính sách đối với NKT.
Tiểu kết chương 1
Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm có liên quan trong phạm vi quốc tế như công ước người khuyết tật, khái niệm về người khuyết tật, khái quát về quy trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, vai trò của tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật. Chương I đã khái quát được nhận thức chung về khái niệm và chính sách, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội đối với người khuyết tật như chính sách y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao... trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước Chương I cũng nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, huy động các nguồn lực xã hội, thành lập các Hội, Quỹ dành riêng cho người khuyết tật. Việc nhận thức chung nhất về người khuyết tật là cơ sở quan trọng để nghiên cứu hệ thống pháp luật, chính sách đối với người khuyết tật, các yếu tố tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách cũng như kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở các tỉnh khác qua đó cũng rút ra được những kinh nghiệm quý giá có giá trị tham khảo cho địa phương như các biện pháp ngăn ngừa khuyết tật, thúc đẩy chính sách giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Kết quả nghiên cứu ở Chương I học viên dùng làm cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu hệ thống pháp luật, chính sách và đánh giá thực trạng về cách thức tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn được đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn để giúp người khuyết tật thường xuyên được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH ĐẮK LẮK