Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT

Lĩnh vực GĐPYTT là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, ngoài yêu cầu trình độ chuyên môn, cán bộ làm công tác giám định còn phải có kiến thức về pháp lý, kỹ năng giao tiếp, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chủ đề GĐPYTT và điều trị bắt buộc chữa bệnh có tầm quan trọng đặc biệt và nhận được quan tâm của toàn xã hội ( PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế).

Thực hiện Luật Giám định tư pháp năm 2012; Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ về “Hướng dẫn quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Để tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý GĐTP nhằm tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động GĐTP, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động GĐTP, ngày 28/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/2018/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP. Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực GĐPYTT và điều trị bắt buộc chữa bệnh.

Ngày nay, xã hội và nền kinh tế ngày càng phát triển thì các bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần cũng không ngừng phát triển với tỷ lệ thuận tương xứng. Mặt khác, pháp luật của nhà nước ta có những điều khoản nhân đạo đối với những người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần nên một số tội phạm đã lợi dụng điều đó để cố tình phạm tội mà không bị trừng trị. Điển hình là vụ làm hồ sơ bệnh án tâm thần giả năm 2018 và mới đây vụ Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần buôn bán ma túy ngay trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I vừa tạm lắng xuống thì mới đây báo chí lại đưa tin về vụ việc

một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở tỉnh Đắk Lắk. Đó là vụ Nguyễn Xuân Lộc (29 tuổi, trú tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, Đắk Nông) là người dùng súng K59 bắn chết anh Nguyễn Anh Kha (35 tuổi, trú tại phường Tự An) xảy ra vào khuya 20/01/2016 tại ngã tư đường Phan Chu Trinh giao với đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. trước đó, khuya ngày 6/10/2011, Lộc chỉ huy nhóm bạn đánh chết anh Y Nhôih, đánh gãy tay phải anh Y GrinYa tại khu vực hoa viên thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Nhóm bạn của Lộc sau đó bị Tòa tuyên phạt án tù về tội Giết người và Cố ý gây thương tích Khoảng 4 tháng sau (ngày 4/01/2012), Công an huyện Cư Jút đã đình chỉ điều tra đối với Nguyễn Xuân Lộc vì đối tượng này có bệnh án tâm thần.

Thực tế hiện nay đã có rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra mà người gây án mắc bệnh tâm thần hoặc giả tâm thần tương đối phổ biến và ngày càng phức tạp đòi hỏi các GĐVPYTT phải hết sức thận trọng trong quá trình giám định để đưa ra những kết luận chính xác, khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng cho các trường hợp cần giám định pháp y tâm thần. Mặt khác phải cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhà nước đối với hoạt động PYTT. Sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng như: Công an, Tư pháp, Viện kiểm soát, Tòa án và các Viện GĐPYTT, Trung tâm GĐPYTT khu vực sẽ ngăn chặn và hạn chế tối đa các đối tượng phạm tội giả bệnh tâm thần hòng thoát tội và đặc biệt giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước trong Bộ luật tố tụng hình sự về giám định tư pháp; khẩn trương hoàn thành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp; các quy định về quy trình, quy chuẩn trong giám định.

1.6.1. Về thể chế, tổ chức giám định, người giám định

Đây là một khâu đặc biệt quan trọng, theo đó hệ thống chính trị vừa đóng vai trò định hướng, xây dựng cơ chế, chính sách, vừa đóng vai trò kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách chung của nhà nước, trong đó có chính sách về phát triển ngành giám định tư pháp và PYTT. Để đạt được mục tiêu quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP và PYTT, trước hết các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ban hành về hoạt động GĐTP, PYTT phải được điều chỉnh kịp thời, thay thế các văn bản trong thời gian triển khai thực hiện gặp nhiều hạn chế, bất cập.

Sau hơn mười năm triển khai thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP về Hướng dẫn quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng và cụ thể, có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau; có những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và cả những quy định cần được điều chỉnh do có những chính sách mới được ban hành như Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 đã được Quốc hội 14 thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2020. Việc kiến nghị sửa đổi Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28/7/2011 là một yêu cầu bức thiết, để việc triển khai quy định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh thật sự phù hợp với thực tiễn.

Để tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức PYTT theo hướng chú trọng yếu tố trọng tâm, trọng điểm, khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp y, pháp y tâm thần cả về số lượng và chất lượng chuyên môn, kiến thức pháp lý đáp ứng yêu cầu của công tác giám định tư pháp trong tình hình mới,

Trong thời gian qua, thể chế về giám định tư pháp không ngừng được củng cố, hoàn thiện, từ Pháp lệnh về giám định tư pháp năm 2004, Đề án

“Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ban hành kèm theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 258), đến Luật Giám định tư pháp năm 2012, các văn bản hướng dẫn và các văn bản khác có liên quan đã quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp. Bộ Tư pháp và nhiều Bộ, ngành khác đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Do đó, đến nay đã có nhiều văn bản hướng dẫn Luật Giám định tư pháp được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành. Trong đó, quy trình, quy chuẩn giám định trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần... đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện giám định, cũng như việc xem xét, đánh giá kết luận giám định tư pháp và quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

Thực hiện Luật Giám định tư pháp năm 2012, các tổ chức GĐTP chuyên trách ở lĩnh vực pháp y, PYTT tiếp tục được củng cố, kiện toàn, phát triển; tổ chức GĐTP theo vụ việc... đồng thời, các cơ quan chủ quản đều có đầu mối tiếp nhận trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu GĐTP phục vụ cho việc giải quyết các vụ án liên quan đến tố tụng.

Bên cạnh đó, ngày 14/7/2015 Bộ Y tế đã Ban hành quy trình GĐPYTT, đây là cơ sở giúp cho công tác giám định bước đầu đã đáp ứng cho việc phục vụ công tác GĐPYTT tại các đơn vị.

1.6.2. Về chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Chính sách tiền lương: Chính sách tiền lương của ngành y tế quy định tất cả viên chức y tế đều được hưởng lương theo quy định của Nhà nước.

Chế độ phụ cấp: Chế độ phụ cấp chính là một khoản tiền bổ sung cho lương khi người lao động làm việc trong điều kiện làm việc, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định.

Chính sách thu hút nhân lực: Bất cứ một lĩnh vực họat động nào thì vấn đề nhân lực cũng luôn được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là nguồn nhân lực trong ngành y tế nói chung và nhân lực trong lĩnh vực PYTT nói riêng thì càng phải được các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo giành sự quan tâm đặc biệt của đặc biệt từ khâu đầu vào (tuyển dụng) đến khâu đào tạo, bố trí, sử dụng, chế độ chính, sách, điều kiện môi trường làm việc....

Các quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm giám định PYTT (chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, phụ cấp trách nhiệm, thâm niên...) ngày càng được quan tâm, chăm lo và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, góp phần quan trọng vào việc động viên, thu hút người làm giám định.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng và là một khâu then chốt trong công tác phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực của Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên nói riêng. Do đó lãnh đạo trung tâm luôn quan tâm, thường xuyên tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức.

Hàng năm trung tâm triển khai xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào các văn bản của Nhà nước và Bộ Y tế như: Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 3223/QĐ-UBND về việc ban hanh kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk

giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp quy định tại điểm e, khoản 2, mục III của Đề án:

“Kiến nghị chính sách cần thiết phù hợp bảo đảm việc đãi ngộ và thu hút người làm giám định tư pháp”; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực cho chuyên ngành Pháp y.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của Bộ Y tế, Bộ Tư Pháp, các kế hoạch đều căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn CNNN viên chức, điều kiện tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đồng thời phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, cán bộ, viên chức trong các lĩnh vực chuyên sâu đặc biệt là lĩnh vực PYTT.

1.6.3. Về điều kiện môi trường làm việc, chi phí giám định

Bác sĩ ngành y nói chung và bác sĩ chuyên ngành PYTT nói riêng đều là một loại hình nhân lực y tế được đào tạo bài bản và đặc biệt, ngoài kiến thức về y học, họ còn được đào tạo sử dụng các máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Vì thế, họ cần có điều kiện môi trường làm việc và thiết bị hỗ trợ hiện đại để phát huy năng lực của mình.

Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động của mỗi cá nhân và tổ chức. Để công việc đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện hoạt động, như cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, máy móc, thiết bị hỗ trợ công tác giám định, y dụng cụ và thuốc men, cơ cấu nhân

lực... Điều kiện làm việc đầy đủ là điều kiện tiên quyết để các giám định viên tập trung nghiên cứu, khai thác, thăm khám một cách khoa học, tỷ mỉ và đưa ra các kết quả có chất lượng và thuyết phục. Điều kiện làm việc có hai khía cạnh:

- Thứ nhất, nơi làm việc có đủ tiện nghi, điều kiện dễ chịu, an toàn thì dễ thu hút người làm việc.

- Thứ hai, phương tiện làm việc như trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng, camera quan sát, thiết bị ghi âm…

1.7. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạt động giám định tư pháp

1.7.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp

Về mặt thể chế: Hoạt động giám định tư pháp ở Pháp được điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản thứ nhất bao gồm Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành luật quy định về quy chế giám định viên tư pháp, quy định các quyền và nghĩa vụ của giám định viên, thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám định viên, trách nhiệm kỷ luật của giám định viên. Hệ thống văn bản thứ hai gồm Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục trưng cầu và thực hiện giám định, nguyên tắc thực hiện giám định, quan hệ giữa giám định viên và các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quy định này khác nhau giữa giám định trong lĩnh vực hình sự và giám định trong lĩnh vực dân sự.

Khái niệm giám định tư pháp: Giám định tư pháp được hiểu là giám định theo quyết định của Tòa án. Hoạt động giám định không dựa trên quyết định của Tòa án thì không được coi là giám định tư pháp. Theo quan điểm đó, pháp luật nước Pháp không thừa nhận cho các bên đương sự quyền chủ động trực tiếp yêu cầu giám định mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

Quy chế giám định viên: Giám định tư pháp không phải là một nghề mà chỉ là một chức danh được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận cho các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau mà Tòa án cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Giám định tư pháp không phải là hoạt động chuyên trách của giám định viên; giám định viên có nghĩa vụ duy trì hoạt động chuyên môn chính của mình để đảm bảo thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Trong lĩnh vực giám định pháp y, Pháp có thành lập một số Viện Giám định pháp y nhưng giám định viên của các viện này cũng chỉ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các Viện này được thành lập ở các thành phố lớn và chủ yếu làm giám định mổ tử thi.

Quản lý hoạt động giám định: Các Tòa Phúc thẩm và Tòa Phá án là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám định viên và kiểm tra, giám sát hoạt động của giám định viên. Việc trao chức năng, thẩm quyền này cho Tòa án xuất phát từ quan điểm là Tòa án là cơ quan độc lập với các cơ quan quyền lực chính trị nên có thể đảm bảo được sự độc lập của các giám định viên và cũng chính vì Tòa án phải chịu trách nhiệm đánh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 34)