Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 76 - 99)

chú trọng thực hiện, song hiệu quả, chất lượng chưa cao, còn nặng về báo cáo số liệu, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm mang tính phổ biến trong thực tiễn cho Kiểm sát viên học hỏi để vận dụng, áp dụng vào công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tám là, các chế độ đãi ngộ cũng như chính sách tiền lương, thưởng đối

với cán bộ, Kiểm sát viên nói chung là chưa phù hợp với trách nhiệm và tính chất công việc. Bất cập nhất hiện nay tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là việc bố trí Kiểm sát viên trực ngày nghỉ và trực đêm: theo quy định Viện kiểm sát phải bố trí chế độ trực ban hình sự 24/24, do đó trong ngày nghỉ cũng như các buổi tối, đêm đều phải có một lãnh đạo và một kiểm sát viên trực. Tỷ lệ nữ chiếm trên 50%, do đó có nhiều Kiểm sát viên không kể nữ hay nam cách một ngày phải trực đêm một ngày, là vấn đề khó khăn trong sinh hoạt cho các cán bộ, nhất là đối với Kiểm sát viên nữ và đang nuôi con nhỏ. Hơn nữa, chế độ bồi dưỡng trực đêm quá thấp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho một số Kiểm sát viên không yên tâm công tác, thiếu tâm huyết với ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu về thực trạng công tác bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, tác giả nhận thấy trong giai đoạn 06 năm vừa qua, hoạt động đảm bảo quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong các vụ án hình sự đã đạt những kết quả rất quan trọng.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra đã đảm bảo quyền trẻ em. Ngăn chặn được những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em.

Về bảo đảm quyền trẻ em trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, với nhiệm vụ quyền hạn trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn này. Từ đó, khắc phục những vi phạm trong hoạt động tố tụng, ngăn chặn việc xâm phạm tới quyền trẻ em trong giai đoạn xét xử như: vi phạm việc xét hỏi, vi phạm việc đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự, quyền kháng cáo bản án quyết định của tòa án, quyền được đảm bảo bí mật về đời tư..

Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho thấy những hạn chế, bất cập nhất định trong quá trình thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập này, qua đó phân tích làm cơ sở để đưa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao vai trò đảm bảo quyền trẻ em của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và quy chế phù hợp với thực tiễn

3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành

Quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục chỉ được đặt ra khi nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng hình sự. Chính vì vậy, bảo vệ trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật không chỉ giúp nhà nước phát hiện xử lý đúng người đúng mà còn đảm bảo được quyền của các em luôn được tôn trọng, lắng nghe. Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để những quy định đó được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ và nhất quán trong xét xử vụ án hình sự cần phải có hướng dẫn thực hiện.

Thứ nhất, cần bổ sung thủ tục tố tụng riêng cho người bị hại là người

chưa thành niên. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì thủ tục tố tụng cho bị hại được áp dụng chung với chủ thể người làm chứng và người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Điều này là chưa hợp lý bởi vì người bị hại là người chưa thành niên hay trẻ em có vai trò độc lập, có tầm quan trọng cũng như được pháp luật ghi nhận về các quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hình sự. Và việc quy định chung về thủ tục tố tụng cho cả ba chủ thể này dễ gây nhầm lẫn thiếu sót trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc bổ sung thêm các quy định về thủ tục tố tụng của bị hại là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới đảm bảo được đầy đủ và toàn diện nhất. [39].

Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng quy

em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác;

Thứ ba, tội xâm phạm tình dục trẻ em có nhiều vụ án phải tiến hành

giám định pháp y để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, dâm ô với người dưới 16 tuổi; nhưng giám định để thời gian quá lâu, theo đó phải quy định thời gian giám định pháp y với từng loại hành vi để tránh việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, chính xác (như vùng kín hóa xẹo, không thu giữ được tinh dịch…)

Thứ tư, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác.39

Thứ năm, bổ sung quy định nghĩa vụ và thủ tục tố giác bất buộc đối với

hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân không tố cáo, tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em, không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi bị xâm hại. Quy định thêm về thẩm quyền thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha mẹ, người chăm sóc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em..

Thứ sáu, cần bổ sung thêm tội quấy rối tình dục dục vào nhóm các tội phạm xâm hại tính mạng, sức khoe, danh dự, của con người. Hiện tượng quấy rối tình dục đã xảy ra ở rất nhiều nơi như công sở , nhà trường, trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài đường, rạp chiếu phim…Mặc dù được pháp luật lao động quy định nhưng pháp luật hình sự lại không thừa nhận. Bởi có một số ý kiến cho rằng quấy rối tình dục không phải là hành vi xâm hại tình dục do để định tội danh cho người thực hiện hành vi phạm tội cần thỏa mãn một trong hai yếu tố là người đó phải đi đến sự “giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” hoặc “phải hướng đến sự việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác”. Tuy nhiên, quấy rối tình dục bao gồm hình thức bằng lời nói không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa bằng những ngụ ý về tình dục và hình thức quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động, ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, cái nhìn gợi cảm, cử chỉ của tay…Những hành động này không hướng tới hoặc hướng tới không rõ ràng hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác song cũng là một hành vi nhằm thỏe mãn một phần nhu cầu tình dục của người thực hiện hành vi, tức là xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm tình dục của nạn nhân.

Thứ bẩy, cần có quy định cụ thể về hành vi xâm hại tình dục trẻ em

trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính và xem xét mức xử phạt hợp lý đảm bảo tương xứng với hành vi gây ra. Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em mà những hành vi này được xử lý chung với những hành vi như dùng lời nói, cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Mức xử phạt của hành vi này là từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định của Nghị Định 167/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xét thấy mức phạt này là quá thấp và không đủ tính răn đe vì vậy cần có quy định riêng và cụ thể hơn trong xử lý hành chính.

Thứ tám, cần đảm bảo sự thống nhất nội hàm của khái niệm người chưa thành niên và trẻ em để hài hòa giữa luật pháp quốc tế và Việt Nam trong xu hướng hội nhập. Vì vậy, việc xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi là cần thiết, phù hợp với Công ước quốc tế, phù hợp với quy định về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp 2013 và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi sẽ phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục bậc trung học phổ thông. Việc thống nhất hai khái niệm này là một vấn đề hết sức phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực, chủ trương, chính sách khác nhau vì vậy cần có lộ trình, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật cũng như sự ảnh hưởng của nó khi thực hiện việc thống nhất hai khái niệm này. [9].

3.1.2. Hướng dẫn, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân là sự phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Đó là một trong những nguyên tắc do pháp luật tố tụng quy định, có sự tác động, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. Phạm vi công tác phối hợp là từ khi phát hiện tội phạm đến khi kết thúc điều tra, truy tố, xét xử.

Thực tiễn hoạt động này trong thời gian qua cho thấy ở nơi nào phối hợp tốt thì ở đó đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án nhanh, chính xác, phục vụ được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương; vụ án không bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung; việc điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, được dư luận đồng tình.

Hoạt động phối hợp ở đây không phải là can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi cơ quan, mà đây chính là phương pháp để tháo gỡ những vướng mắc

nhằm giải quyết vụ án được nhanh chóng, hạn chế được oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Thực tiến tố tụng thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của sự phối hợp trong việc xác định án điểm, án rút gọn, xét xử lưu động hoặc thống nhất trong việc giải quyết vụ án phức tạp, có nhiều ý kiến còn khác nhau. Do vậy cần tăng cường nâng cao quan hệ phối hợp giữa ba cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới. Tác giả cho rằng, để nâng cao mối quan hệ phối hợp đó cần thiết phải ký quy chế phối hợp giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án ở cả cấp Trung ương và địa phương nhằm tạo sự thống nhất về chủ trương và tạo sự thuận lợi về phối hợp. Định kỳ hàng năm cần tổng kết đánh giá kết quả cũng như hạn chế trong việc phối hợp nhằm phát huy những kết quả đạt được và bổ sung, thay thế… những bất cập, hạn chế từ quy chế phối hợp.

Ngoài ra, Bộ công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nghiên cứu để sớm ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

3.2. Các giải pháp về tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp

Nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của Viện kiểm sát nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành trong thực tiễn. Hệ thống cơ quan kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và do Viện trưởng lãnh đạo nên yêu cầu đặt ra là mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành đều do Viện trưởng chịu trách nhiệm và thống nhất chỉ đạo thực hiện.

Để thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành phải được tiến hành đồng bộ, có lộ trình kế hoạch cụ thể, cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường các biện pháp sau đây: biện pháp quản lý, chỉ đạo và điều hành bằng chính sách, chế độ, bằng các quy chế nghiệp vụ, bằng kế hoạch và công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới. Thực tiễn cho thấy, phần lớn Viện kiểm sát cấp trên khi kiểm tra nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp dưới ít quan tâm đúng mức đến kiểm sát xét xử mà chỉ quan tâm đến công tác thực hành quyền công tố. Do vậy, vẫn tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nghiệp vụ bằng thiết chế thanh tra của ngành, thiết chế thanh tra của ngành vừa làm nhiệm vụ kiểm tra nghiệp vụ, vừa kiểm tra chấp hành kỷ luật công vụ.

Thực tế đã cho thấy hầu hết các hạn chế, hiệu quả công tác kiểm sát xét xử chưa được như mong đợi đều có nguyên nhân phổ biến đó là công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu. Công tác chỉ đạo, điều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 76 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)