Kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 135)

Từ thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường mầm non Hoa Ban – tp. Đà Nẵng, tôi xin đề xuất một số ý kiến với hi vọng sẽ khắc phục những hạn chế còn tồn tại tron công tác giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích:

a. Về phía nhà trường mầm non

- Nhà trường cần khuyến khích giáo viên thực hiện việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích.

- Thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi cho giáo viên về trình độ chuyên môn, giúp giáo viên hiểu rõ nội dung, nhiệm vụ của việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Nhà trường cần mở rộng thực nghiệm các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích.

- Số trẻ trong một lớp quá đông, cơ sở vật chất vẫn còn chưa đầy đủ nên việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích còn chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy

nhà trường cùng giáo viên và phụ huynh phối hợp với nhau để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ thật tốt.

- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ các hoạt động LQTPVH ngoài việc đánh giá ưu điểm hạn chế chung của hoạt động thì tổ chuyên môn nên đánh giá cả việc giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức và thực hiện giáo dục đọa đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích. Qua đó, giáo viên rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích.

b. Về phía giáo viên

- Giáo viên tự trao đổi và học hỏi thêm những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, nội dung, phương tiện và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Giáo viên cần nắm vững những biểu hiện của trẻ để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp.

- Giáo viên cần căn cứ vào chủ điểm, nội dung hoạt động để lựa chọn những câu chuyện cổ tích phù hợp, xác định nội dung giáo dục đạo đức cần hình thành cho trẻ trước khi tiến hành hoạt động.

- Giáo viên cần thiết kế kế hoạch có xác định nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ đầy đủ và cụ thể, kế hoạch xác định rõ hệ thống câu hỏi, tình huống và đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo nên dành thêm thời lượng cho việc giáo dục đạo đức, nêu nội dung giáo dục một cách rõ ràng, cụ thể.

- Giáo viên nên giao tiếp với trẻ một cách thân thiện, gần gũi và tự nhiên, tạo cho trẻ tâm lí thoải mái khi tham gia vào hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Nguyễn Kiều Trang (2008), “Phương pháp kể chuyện cổ tích sáng tạo cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. PGS. TS Ngô Công Hoàn, Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi Mầm non, Nxb Đại học sư phạm.

3. Hoàng Phê, (1992), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB khoa học và xã hội. 4. Hồ Chí Minh, (1990), “Về vấn đề Giáo dục”.

5. Ngọc Ánh (2010), “100 truyện cổ tích thế giới”, NXB Dân Tộc.

6. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), “Giáo dục học mầm non – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB đại học sư phạm.

7. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2008), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, NXB đại học sư phạm.

8. Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2006), “Giáo dục học mầm non”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến, “Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB giáo dục.

10.Thái Đắc Xuân (sưu tầm, tuyển chọn) (2003), “100 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất”, NXB hội Nhà Văn.

11. Th.s Phạm Thị Mơ, Tài liệu giảng dạy: Giáo dục trẻ em I, Khoa tâm lý giáo dục Đại học Sư phạm – ĐHĐN

12.Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt (2006), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

13.Minh Tâm – Thanh Thanh (2004), Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Thanh Niên.

14.Nguyễn Thu Thủy (1986), Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, Nxb Đại học Sư phạm.

15.Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến ( 1997), Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với văn học,Nxb Giáo dục.

16.Hans Joachim, Horst, Cholothauer ( Cộng hòa dân chủ Đức, 1976), Về văn học cho trẻ mẫu giáo. Xuất bản tại Đức.

17.Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie, Văn hóa, văn học ở trường mẫu giáo. Xuất bản tại Ba lan.

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐÁNH GIÁ

Bảng tiêu chí đánh giá:

STT Hành vi đạo đức Biểu hiện

1

Hành vi đạo đức đối với bản thân

1. Trẻ biết mặc quần áo gọn gàng, biết chải tóc, biết tự mang giày, dép.

2. Trẻ biết sắp xếp và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

3. Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân như: tự đánh răng, rửa mặt, lau miệng, tự đi vệ sinh.

2

Hành vi đạo đức đối với những người xung quanh

4. Vâng lời, lễ phép với ông bà, cha mẹ. 5. Yêu mến, kính trọng, sẵn sàng,giúp đỡ

cô giáo và những người lớn tuổi.

6. Quan tâm chia sẻ với bạn bè và nhường nhịn em nhỏ.

3

Hành vi đạo đức đối với đồ dùng, đồ chơi.

7. Sử dụng hợp lý đồ chơi trong trò chơi mà trẻ chọn lựa.

8. Biết giữ gìn đồ dùng, đò chơi, khi chơi xong phải cất đúng nơi quy định.

4

Hành vi đạo đức đối với thiên nhiên.

9. Chăm sóc và bảo vệ cây, hoa trong vườn, không hái hoa, bức lá, bẻ cành.

10. Biết yêu thương, chăm sóc các con vật nuôi.

Bảng 1: Tiêu chí đánh giá hành vi đạo đức của trẻ MG 5 – 6 tuổi Bảng tiêu chí đánh giá sự nhận thức

STT Tiêu chí Nội dung Điểm

1

Biết các hành vi đạo đức Trẻ biết được trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống trẻ sẽ thực hiện hành vi đạo đức nào?

1

2

Biết các yêu cầu của chuẩn mực hành vi

Trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống trẻ biết thực hiện các yêu cầu nào đối với mỗi hành vi

2

3 Hiểu ý nghĩa hành vi Trẻ hiểu tại sao phải thực hiện hành vi

đó 2

Tổng 5

Bảng 2: Tiêu chí đánh giá việc thực hiện hành vi

STT Tiêu chí Nội dung Điểm

1

Tính tự giác của hành vi Trẻ thực hiện hành vi đạo đức trong mọi tình huống mà không cần sự nhắc nhở hoặc yêu cầu.

1

2

Tính đúng đắn của hành vi Trẻ thực hiện hành vi đạo đức theo đúng yêu cầu đặt ra đối với nỗi chuẩn mực hành vi.

2

3

Sự thành thạo của hành vi Trẻ thực hiện đối với các chuẩn mực hành vi một cách linh hoạt, có sự phối hợp giữa lời nói, cử chỉ, điệu bộ, có phản ứng kịp thời.

2

Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên chúng tôi xây dựng thang đánh giá như sau: Mức độ 1: Loại tốt khi trẻ đạt từ 7 – 10 điểm

Về nhận thức

- Trẻ biết các hành vi đạo đức.

- Trẻ biết các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức. - Trẻ hiểu ý nghĩa hành vi.

Về thực hiện

- Trẻ tự giác của hành vi đạo đức trong mọi hoàn cảnh, tình huống. - Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu đối với chẩn mực hành vi đạo đức. - Trẻ thực hiện thành thạo các hành vi đạo đức trong tình huống bất kì. Mức độ 2: loại trung bình đạt 5 – 7 điểm

Về nhận thức

- Trẻ biết các hành vi đạo đức nhưng đôi khi vẫn cần có sự nhắc nhở của cô và các bạn.

- Biết các yêu cầu đối với chuẩn mực hành vi đạo đức quen thuộc.

- Chưa hiểu rõ ý nghĩa hành vi đạo đức, trẻ chỉ hiểu được ý nghĩa của một số hành vi quen thuộc.

Về thực hiện

- Tự giác thực hiện hành vi đọa đức chỉ trong một số tình huống quen thuộc. - Thực hiện đúng các yêu cầu đối với chuẩn mực một số hành vi đạo đức quen thuộc. - Có thể hiện thái độ đối với hoàn cảnh giao tiếp nhưng đôi khi còn chưa phù hợp. Mức độ 3: Loại yếu khi trẻ đạt từ 4 điểm trở xuống

Về nhận thức

- Trẻ chỉ biết một số hành vi đạo đức quen thuộc đơn giản.

- Trẻ chưa nêu được yêu cầu đối với chuẩn mực hành vi đạo đức, hoặc trẻ có biết nhưng không phù hợp.

- Trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của hành vi đạo đức.

Về thực hiện

- Trẻ chưa tự giác thực hiện hành vi mà luôn cần có sự nhắc nhở cửa cô và các bạn. - Trẻ chỉ thực hiện được những hành vi đơn giản.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẺ

Họ và tên trẻ:………. Mức độ hành vi

Tiêu chí

Câu hỏi và tình huống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biết các hành vi đạo đức

Biết các yêu cầu của hành vi

Biết ý nghĩa của hành vi Tính tự giác của hành vi Tính chính xác của hành vi Sự thành thạo của hành vi Tông điểm Xếp loại

PHỤ LỤC 3

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính thưa quý cô giáo!

Để giúp tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục đạo đứci cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích”, xin cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu “X” vào các ô vuông với ý kiến mà cô cho là đúng và vui lòng trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:

1. Theo cô việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 có cần thiết cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết

2. Theo cô, các nhiêm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ ở tuổi mẫu giáo là gì?

 Hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức  Hình thành thói quen, hành vi đạo đức

 Hình thành những biểu tượng và chuẩn mực đạo đức  Tất cả những ý kiến trên

3. Theo cô có những những nội dung giáo dục đạo đức nào cần cho trẻ mẫu giáo?

 Giáo dục lòng nhân ái và những yếu tố sơ đẳng của lòng yêu quê hương đất nước  Giáo dục thói quen, hành vi đạo đức

 Giáo dục ý thức đạo đức  Tất cả những ý kiến trên  Ý kiến khác

4. Mức độ sử dụng truyện cổ tích trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ?

 Rất thường xuyên.  Thường xuyên

5. Cô hãy đánh giá mức độ biểu hiện đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp mình đang công tác ?

 Tốt  Trung bình  Yếu

6. Cô đã sử dụng những biện pháp nào để giáo dục đạo đức cho trẻ?

Biện pháp Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Đọc kể diễn cảm để khắc sâu những bài học giáo dục đạo đức cho trẻ.

Đàm thoại gợi mở

Sử dụng đồ dùng trực quan trong khi đọc, kể chuyện

Biện pháp khác

7. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích cô có gặp những khó khăn hay không?

 Không  Có

- Số lượng trẻ quá đông.

- Khó khăn về trang thiết bị đồ dùng dạy học. - Khả năng tiếp thu của trẻ.

- Số lượng các tác phẩm truyện cổ tích có trong chương trình quá ít.

8. Cô hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức thông qua truyện cổ tích. …... ... ... ... ...

9. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

thông qua truyện cổ tích cô có những đề xuất gì?

…... ... ... ... ...

Xin chân thành cảm ơn cô

Sinh viên thực hiện

Thái Thị Minh Hiền

Họ và tên (có thể ghi hoặc không ghi): Trường công tác:

Lớp phụ trách:

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH SƯU TẦM 1. Hai cô gái và cục bướu (Truyện cổ tích Việt Nam)

Xưa có một cô gái con nhà nghèo khó. Không may cho cô là khi sinh ra đã

mang một cục bướu ở mặt. Người càng lớn cục bướu càng to, vì vậy nhan sắc của cô thua em kém chị. Tuy nhiên cô vẫn không lấy thế làm buồn, suốt ngày thường vui đùa ca hát.

Một buổi trưa hè cô theo bạn lên rừng kiếm củi. Vì mê mải tìm nấm, cô vui chân quá bước vào rừng sâu, quên bẵng trời đã ngả về chiều, và mây thì đang kéo tới mỗi lúc một đen sầm, báo hiệu một con dông sắp tới. Quả nhiên khi cô định trở ra để gặp chúng bạn thì không kịp nữa. Gió thổi mạnh làm cho cây rừng xào xạc, cành khô gẫy răng rắc và những giọt mưa hắt vào mặt. Bất đắc dĩ cô phải chạy đi tìm chỗ ẩn. May làm sao cô chạy kịp đến một hốc cây cổ thụ, thu mình chui vào ngồi để dùng làm chỗ tránh mưa. Nhưng đến lúc mưa tạnh, bước ra khỏi hốc thì trời cũng đã tối mịt. - "Các bạn ta bây giờ chắc đã rủ nhau về cả. Đường rừng trời tối lại đi một mình thật là đáng sợ. Thôi đành ở lại đây đợi sáng, không còn cách nào khác". Nghĩ vậy, cô dọn lại chỗ hốc sạch sẽ rồi lách mình vào đó nằm nghỉ, không quên đặt bó củi chắn ở cửa đề phòng thú dữ.

Khuya lại có những tiếng hát tiếng cười và tiếng dàn sáo làm cho cô gái tỉnh giấc. Cô nhìn ra thấy trăng sáng như ban ngày. Ở một bãi đất bằng phía bên kia gốc cổ thụ có một dám người đang múa hát vui vẻ. Cô bước ra khỏi hốc. Thoạt đầu cô cứ ngỡ là có một nhóm người đi rừng nào đó lên đây sớm ngồi đợi trời sáng nên bày ra múa hát mua vui. Nhưng khi nhìn kỹ thì hóa ra không phải. Đó là những người hình dung dị thường, ăn mặc khác lạ, có những bộ mặt đen đủi đầy những lông lá gớm ghiếc. Cô gái bụng bảo dạ: "Đúng là một bọn quỷ!" và cô bỗng rùng mình. Nhưng rồi cô lại đánh bạo bước lại nấp sau cây cổ thụ rình xem. Bọn quỷ vẫn múa hát không biết có người đang nhìn mình. Giọng hát của chúng không hay nhưng thực là vui làm cho cô vui lây. Cho nên, cô cũng lẩm bẩm hát theo bằng một giọng

nho nhỏ trong cổ họng. Dần dần hứng lên, tự nhiên cô cất cao giọng, quên bẵng mình đang nấp.

Nghe tiếng hát, bọn quỷ bỗng im bặt. Rồi cả bọn ùa nhau chạy đến gốc cây. Một đứa nói: - "Hà hà, khá quá! Ra đây, ra đây, ta cùng hát cho vui". Rồi chúng dắt cô ra bãi bảo cô hát tiếp. Cô lấy can đảm hát lại bài hát vừa rồi. Giọng cô rất trong làm cho bọn quỷ phải lắng nghe. Xong một bài, chúng tấm tắc khen ngợi rồi nhảy múa thích thú. Chúng lại đưa những quả sim quả ổi mời cô ăn, ăn xong, lại bảo cô hát tiếp. Rồi chúng còn lần lượt đàn hát và nhảy nhót suốt đêm.

Tiếng gà rừng gáy buộc bọn quỷ phải ngưng cuộc vui đùa. Một đứa bảo cô: - "Cô hát hay quá? Tối mai đến đây hát nữa nhá!". Cô gái đáp: - "Cái đó thì cũng còn tùy". Nó kêu lên: - "Ấy, còn tùy là thế nào, Chúng mày ơi! ngộ tối mai cô ấy không đến thì sao?". Một tiếng ứng theo: - "Phải bắt cô ấy để lại cái gì làm tin mới được!" - "Phải đấy, phải đấy!". Một đứa chỉ vào cái bướu: - "Ta hãy giữ lấy cái này, chắc là của quý. Mai cô đến mà lấy nhé!". Nói xong phẩy tay một cái, rồi cả lũ biến đi lúc

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 135)