Khái quát vị trí địa lý huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 27 - 30)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Khái quát vị trí địa lý huyện Đại Từ

* Vị trí địa lý

- Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong tọa độ từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ.

- Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Định Hóa, Phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, Phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tổng diện tích : 568.55 km2

- Đại Từ là nơi ra đời của tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 162 địa điểm di tích lịch sử văn hóa đã kiểm kê và 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

- Khu du lịch Hồ Núi Cốc là điểm du lịch quan trọng nhất của Huyện Đại Từ với diện tích 25 km². Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên.

Hình 4.1: Vị trí huyện Đại Từ trên bản đồ hành chính

- Huyện Đại Từ với 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 58 nghìn ha và hơn 165 nghìn khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số toàn tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

- Kinh tế - Xã hội : + Nông nghiệp : Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là

cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng và tăng trưởng nhanh. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.

+ Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản chế biến nông

sản. Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng.

Các di tích lịch sử văn hóa quan trọng:

- Nơi kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27 tháng 7): là một ngôi chùa thuộc xã Hùng Sơn đã được nhà nước tôn tạo và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

- Núi Văn, núi Võ: nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên - Ký - Khu du lịch Hồ Núi Cốc: Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan. Khu du lịch hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thủy chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi tắm mát ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp.

- Ngoài ra còn Suối Kẹm, Cửa Tử, Đát Đắng là ba con suối chảy ra từ chân dãy Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ – Thái Nguyên. Cửa Tử và Đát đắng có thể sẽ là hai cái tên quen thuộc, còn Suối Kẹm mới được nhắc đến vài năm trở lại đây, nó là một con suối nhỏ có vị trí nằm giữa Cửa Tử và Đát Đắng. Nơi đây được khai thác du lịch từ năm 2017 nên vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Đồi chè La Bằng và suối Kẹm: Huyện Đại Từ có rất nhiều đồi chè để tham

quan, chụp hình mà hoàn toàn miễn phí. Suối Kẹm nằm ở xã La Bằng mùa hè tới đây tắm suối, nước suối ở đây rất trong và mát.

- Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc: Nơi đây đang xây dựng nhưng cũng hoàn thành trên 50% rồi, sau này hoàn thành chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẫn không kém gì Hồ Núi Cốc.

- Đát Đắng và hồ Vai Bành: Đát Đắng là địa điểm tham quan hấp dẫn nằm ở xã Phú Xuyên. Thác Đát Đắng ngày thường hầu như chỉ có người dân huyện mình và mấy huyện xung quanh hay tới bởi đường đi tới đây khá xấu, nhưng chỉ cần vượt qua đoạn đường xấu này là bạn sẽ tới được nơi có phong cảnh vô cùng tuyệt vời.

- Lễ hội trà: Lễ hội trà ở đây mở ra nhằm quảng bá thương hiệu trà Đại Từ bởi nơi đây là vùng trọng điểm trồng chè của tỉnh Thái Nguyên. Lá chè được hái từ những đồi chè đều đảm bảo chất lượng. Lễ hội trà quê thường tổ chức vào tháng 1 dương lịch, ngày tổ chức các năm thường thay đổi. Đến lễ hội trà huyện Đại Từ, ngoài việc được thưởng thức trà do chính người dân huyện Đại Từ sản xuất ta còn có thể mua các sản phẩm từ lá chè, búp chè về làm quà.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch huyện đại từ dựa trên công nghệ GIS nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện đại từ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w