3.2.1.1. Tình trạng người bệnh trước phẫu thuật (người bệnh vào viện lần 1 )
- Điều dưỡng hoàn thành hồ sơ bệnh án, chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuât, chuẩn bị tốt tâm lý cho người bệnh, thực hiện đầy đủ các y lệnh.
- Tồn tại:
+ Thời gian người bệnh ngoại trú ĐD không thể hiện trên phiếu chăm sóc. Điều dưỡng cần ghi đầy đủ để đảm bảo hồ sơ pháp lý liên quan đến thời gian NB nằm tại BV.
+ Ngày trước phẫu thuật ĐD chuẩn bị NB chưa đạt về vấn đề vệ sinh vùng mổ. Việc vệ sinh cá nhân, vùng phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến nhiễm khuẩn vết mổ.
+ Điều dưỡng chưa bàn giao đầy đủ phim CT của NB với nhân
viên phòng mổ. Trong quá trình người bệnh trên phòng mổ có thể thất lạc phim ảnh hưởng đến chuyên môn khi BS cần đánh giá lại bệnh.
3.2.1.2. Tình trạng người bệnh trước tiểu phẫu (vào viện lần 2):
+Người bệnh vào viện trong tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên ĐD lập KHCS người bệnh chưa đánh giá tình trạng vết mổ cũ về màu sắc, tính chất của dịch.
+ĐD không đánh giá lại tình trạng vết mỗ cũ sau các ngày thay băng, thực hiện y lệnh thuốc.
Việc theo dõi vế tính trạng nhiễm trùng sẽ giúp cho người điều
dưỡng sử dụng các dung dịch rửa vết thương cho phù hợp, để không làm tổn thương tổ chức hạt cũng như giúp BS điều chỉnh y lệnh cho phù hợp.
3.2.2.Tình trạng đau sau phẫu thuật:
3.2.2.1. Tình trạng đau sau phẫu thuật lần 1:
Phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực là phẫu thuật lớn. Tình trạng đau sau mổ là do đau vết mổ và do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật. Sinh lý bệnh học nguyên nhân gây ra đau sau mổ là do các sang chấn tác động cơ học của thanh nâng ngực lên bản xương ức vị trí lõm. Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau tiêm truyền là chủ yếu. Tình trạng đau giảm dần từ <24h đến 72h, sau 72h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp thuốc giảm đau hiệu quả và được chăm sóc tận tình.
3.2.2.2. Tình trạng đau sau tiểu phẫu lần 2:
Lần 2 người bệnh được làm tiểu phẫu cắt lọc, dẫn lưu dịch vết mổ nhiễm trùng. Mặc dù đây là tiểu phẫu những do thể trạng người bệnh gầy nên mức độ đau của NB tăng. Điều dưỡng đã thực hiện đúng y lệnh và động viên người bệnh kịp thời, giúp NB và người nhà bớt lo lắng, an tâm.
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật và sau tiểu phẫu:
Người bệnh được ăn ngay ngày đầu tiên sau mổ. Tuy nhiên vì người bệnh đau, cảm giác ăn không ngon miệng dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình liền thương, tăng thời gian nằm viện.
3.2.4. Tình trạng vận động sau phẫu thuật và sau tiểu phẫu:
Vận động sau khi mổ rất quan trọng vì giúp cho máu lưu thông tốt hơn hạn chế những biến chứng do nằm lâu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân đã được hướng dẫn vận động, ban đầu là vận động tại giường, ngoài 24h hướng dẫn đứng lên đi lại nhẹ nhàng. Bệnh nhân ngày đầu tiên vận động còn khó khăn, điều dưỡng và người nhà đã hỗ trợ rất nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình chăm sóc hồi phục sớm sau mổ, giúp người bệnh mau chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Người bệnh được làm tiểu phẫu có đặt dẫn lưu bên phải nên người bệnh vận động, di chuyển khó khăn hơn do đau và vướng víu của dây dẫn lưu.
3.2.5. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật:
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng hay gặp và đáng lo ngại sau phẫu thuật. Bệnh nhân trong chuyên đề trên ngày chuẩn bị mổ chưa được vệ sinh vùng mổ cũng là một nguy cơ dẫn đến NKVM. Tuy nhiên, sau mổ NB được chăm sóc vết mổ đầy đủ theo đúng quy trình kỹ thuật. NB ra viện không có dấu hiệu NKVM. 3.2.6. Biến chứng sớm sau phẫu thuật:
Sau Phãu thẫu thuật đặt thanh nâng ngực 7 ngày người bệnh được ra viện với vết mổ khô, sạch, chân chỉ không nề đỏ, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Người bệnh vào viện lần 2 do nhiễm trùng vết mổ sau khi ra viện 3 tuần. Đây là một biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật NUSS. Nguyên nhân
có thể do thanh nâng ngực là yếu tố lạ dẫn đến cơ thể có phản ứng. Hoặc là do quá trình nhiễm trùng tại chỗ liên quán đến việc thay băng, cắt chỉ tại cơ sở y tế không đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. 3.3. Ưu, nhược điểm của công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
3.3.1. Ưu điểm:
Bệnh nhân vào viện lần 1: Bệnh nhân vào viện được tiếp đón và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuẩn bị phẫu thuật. Sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình điều dưỡng. Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Trong quá trình nằm điều trị BN không có các biến chứng sau mổ và thanh nâng ngực được đặt đúng vị trí. BN ra viện vào ngày thứ tám sau mổ.
Bệnh nhân vào viện lần 2: Bệnh nhân vào viện được tiếp đón và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. BN được chăm sóc vết thương theo đúng QTKT điều dưỡng. Bệnh nhân hết tình trạng nhiễm trùng và ra viện.
* Về phía Bệnh viện và công tác điều dưỡng:
- Trong những năm qua Bệnh viện Xanh Pôn luôn phấn đấu thực hiện
tốt vấn đề nâng cao chất lượng bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y Tế, trong đó vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc đáp ứng sự hài lòng của người bệnh là một trong những vấn đề được Ban Giám đốc quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Sở y tế Hà Nội, ban lãnh đạo Bệnh viện, Phòng điều dưỡng Bệnh viện được thành lập ngày 16/11/1988, nhiệm vụ của phòng, là đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động chăm sóc hướng tới người bệnh trong bệnh viện. Bên cạnh đó thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện được ban hành là một văn bản pháp lý phù hợp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều dưỡng.
- Bệnh viện đã có qui định cụ thể về việc phân cấp chăm sóc - phục hồi chức năng cho người bệnh theo thông tư 07/2011/TT – BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
- Bệnh viện đã có tài liệu hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị tại bệnh viện nói chung và người bệnh điều trị lõm lồng ngực bẩm sinh nói riêng. Đây là tài liệu tin cậy cho điều dưỡng trong bệnh viện, giúp điều dưỡng thuận lợi trong việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám và điều trị.
- Đa số điều dưỡng trong Bệnh viện có tuổi đời trẻ nên có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác Chi hội điều dưỡng bệnh viện trực thuộc Hội điều dưỡng Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, cũng như cơ hội được tiếp cận các buổi tập huấn cập nhật kiến thức mới, phù hợp về công tác điều dưỡng.
* Về phía người bệnh và gia đình người bệnh
- Người bệnh đến khám và điều trị nội trú đa số đều có bảo hiểm y tế .
- Qua tư vấn, GDSK người bệnh và gia đình người bệnh phần nào ý thức được việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, ăn uống, tập luyện khoa học hợp lý phù hợp tình trạng sức khỏe nên phối hợp tốt với nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện . 3.3.2. Nhược điểm:
* Về phía Bệnh viện:
- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn mất nhiều thời gian.
- Thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh, nên việc giao tiếp của điều dưỡng với ngời bệnh và việc tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế, vấn đề hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh của điều dưỡng còn chưa hiệu quả.
Mẫu phiếu nhận định ban đầu khi người bệnh nhập viện, phiếu chăm sóc sử dụng tại bệnh viện đã được cải tiến theo hướng tích vào ô trống có sẵn các nội dung chăm sóc do hội đồng khoa học của Bệnh viện ban hành. Tuy nhiên nhiều điều dưỡng viên còn chưa xác định được vấn đề ưu tiên cần chăm sóc. Vì vậy, người bệnh không được lập kế hoạch chăm sóc đúng với diễn biến của bệnh và hạn chế trong việc đánh giá lại kết quả chăm sóc đối với người bệnh của điều dưỡng.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý tại khoa về việc thực hiện các qui trình, qui định trong công tác điều dưỡng còn chưa được chú trọng.
* Về phía người bệnh:
Người bệnh còn nhỏ tuổi, mặt khác sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh, gia đình chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc điều trị. 3.3. Nguyên nhân của hạn
chế: * Về phía Bệnh viện:
- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn dài, chưa thuận tiện. Các phòng thực hiện xét nghiệm, X – quang, cận lâm sàng chưa liên hoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.
- Thủ tục hành chính còn rườm ra, gây khó khăn cho người bệnh: Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế
chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.
- Số lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đông, Trong khi đội ngũ nhân viên còn thiếu về số lượng, đặc biệt là điều dưỡng. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.
* Về phía người bệnh
- Người bệnh nhỏ tuổi nên đôi khi điều dưỡng còn gặp khó khăn trong một số công tác chăm sóc người bệnh.
KẾT LUẬN
Thực hiện chuyên đề nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Đa khoa xanh Pôn năm 2021, chúng tôi rút ra kết luận sau.
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề được thực hiện trên bệnh nhân nam thuộc một trong hai nhóm tuổi có tỷ lõm ngực cao nhất. Người bệnh vào viện vì các lý do: Lõm ngực bẩm sinh và nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực và cắt lọc vết thương nhiễm trùng. 2. Nhận xét công tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Điều dưỡng hoàn thành hồ sơ bệnh án, chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuât, chuẩn bị tốt tâm lý cho người bệnh, thực hiện đầy đủ các y lệnh.
Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau tiêm truyền là chủ yếu. Tình trạng đau giảm dần từ <24h đến 72h, sau 72h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp thuốc giảm đau hiệu quả và được chăm sóc tận tình.
Sau Phãu thẫu thuật đặt thanh nâng ngực 7 ngày người bệnh được ra viện với vết mổ khô, sạch, chân chỉ không nề đỏ, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Bệnh viện:
- Giám sát chặt chẽ quá trình phẫu thuật, vệ sinh bàn tay, dụng cụ, ..
- Giám sát việc thực hiện bảng kiểm bàn giao người bệnh giữ các khoa phòng với phòng mổ.
2. Phòng điều dưỡng bệnh viện:
-Phòng Điều dưỡng cần xây dựng mẫu phiếu KHCS cho từng khối nội, ngoại, nhi để phù hợp với tính chất bệnh của từng khối.
- Phòng Điều dưỡng cần cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc.
- Thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cách ghi chép các phiếu nhận định, KHCS nhất là đối tượng ĐD viên mới ký hợp đồng.
- Giám sát đột suất tại các khoa phòng. 3. Khoa lâm sàng:
- Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực và được sự phê duyệt của hội đồng khoa học của bệnh viện.
-Bác sĩ và điều dưỡng của khoa cần phối hợp với nhau trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho BN.
- Khoa phòng tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ
thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…
- Khoa phối hợp với phòng ĐD tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chăm sóc của điều dưỡng.
- Khoa xây dựng quy trình tái khám quản lý người bệnh sau ra viện để BS, ĐD gọi điện thoại theo dõi và tư vấn các vấn đề người bệnh gặp phải sau ra viện sớm nhất.
- Cá nhân điều dưỡng cần tuân thủ đúng QT điều dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp đào tạo để cập nhật những thay đổi và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Hướng dẫn người bệnh kỹ càng khi ra viện về chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc theo đơn, thay băng, theo dõi các dấu hiệu bất thường, lịch tái khám…
-Luôn cập nhật các kiến thức mới, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
4. Người bệnh:
- Trong quá trình nằm viện cần tuân thủ đúng sự hướng dẫn của y
bác sĩ.
- Dùng thuốc theo đơn khi ra viện, không tự ý bỏ thuốc.
- Thay băng tại các cơ sở y tế: Bệnh viện, trạm y tế…
- Tự phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường tại nhà để đến khám lại kịp thời.
1. Nguyễn Việt Anh, Mạc Thế Trường, Phạm Hữu Lư, et al. (2018). Kết quả điều trị lõm ngực bằng phẫu thuật Nuss cải tiến tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Việt Nam.Số 22:75-81
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 hướng
dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
3. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập I. Nhà xuất bản Y học (2002).trang 132 – 143.
4. Nguyễn Thế May, Đoàn Quốc Hưng (2019). Kết quả bước đầu phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Tạp