Nhận xét công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nẹp vít xương sườn tại khoa tim mạch lồng ngực bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 33)

3.2.1. Theo dõi toàn trạng NB

Quy trình điều dưỡng là công cụ để điều dưỡng thực hiện chăm sóc toàn diện và có hệ thống. Theo dõi toàn trạng người bệnh sau phẫu thuật là một công việc quan trọng nhằm phát hiện kịp thời các rối loạn sau phẫu thuật, chủ động ngăn ngừa và xử lý biến chứng. Theo dõi, chăm sóc sau phẫu thuật là công việc quan trọng góp phần không nhỏ đảm bảo cho thành công của phẫu thuật. Giai đoạn sau phẫu thuật là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý: đau, các biến chứng về tim mạch, hô hấp, chức năng thận, hạ thân nhiệt, rối loạn đông máu,…Mục đích của việc theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật nhằm: Dự phòng và điều trị các biến chứng, tăng cường khả năng hồi phục cho người bệnh. NB trong chuyên đề được theo dõi toàn trạng theo phân cấp chăm sóc, được phát hiện kịp thời các diễn biến bệnh như: sốt, vết mổ sưng nề …

3.2.2. Tình trạng đau sau phẫu thuật

Phẫu thuật nẹp vít xương sườn nhằm hai mục tiêu, thứ nhất là phục hồi cấu trúc giải phẫu của lồng ngực (thành ngực biến dạng do gãy nhiều xương sườn), thứ hai giảm di chứng đau mạn tính sau chấn thương ngực do các ổ gãy xương sườn gây nên. Tuy nhiên, giống như các phẫu thuật khác, nẹp vít xương sườn cũng có tình trạng đau sau mổ do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật, các tác động cơ học lên thành ngực: căng, kéo, kẹp kích thích hệ thần kinh thực vật. Trong 24h đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau mổ người bệnh được dùng giảm đau kết hợp đường tiêm, truyền, người bệnh đáp ứng tốt, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau mổ NB được dùng thuốc giảm đau đường uống, tự ngồi dậy được, đáp ứng thuốc giảm đau tốt.

Đau sau phẫu thuật phụ thuộc vào tâm sinh lý, mức độ chịu đựng của từng người bệnh, bản chất phẫu thuật, mức độ chấn thương ngoại khoa. Vì thế điều dưỡng cần có sự động viên và giải thích tâm lý để người bệnh an tâm sau mổ. Điều dưỡng có thể thực hiện thuốc giảm đau, tư thế giảm đau, công tác tư tưởng cho người bệnh.

3.2.3. Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu màng phổi

Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng hay gặp và đáng lo ngại sau phẫu thuật. Người bệnh trong chuyên đề trên được chăm sóc vết mổ đầy đủ theo đúng quy trình kỹ thuật, tuy nhiên ngày thứ tư sau phẫu thuật, NB sốt và vết mổ sưng nề, có dịch, chúng tôi đã tiến hành nặn dịch vết mổ, chăm sóc vết thương hàng ngày, NB được cắt chỉ vào ngày thứ mười một trước khi ra viện.

Chăm sóc dẫn lưu màng phổi: Dẫn lưu màng phổi được theo dõi hàng ngày (dẫn lưu thông, không gập, tắc, đảm bảo thông và kín một chiều), ghi lại đầy đủ số lượng dịch, khí, chân dẫn lưu được chăm sóc đảm bảo khô sạch, không có tình trạng sưng nề. Ngày 23/04 ( ngày thứ 7 sau phẫu thuật) NB được chụp X- quang phổi kiểm tra và có y lệnh rút dẫn lưu. 3.2.4. Lý liệu pháp hô hấp sau phẫu thuật

Phẫu thuật lồng ngực là một phẫu thuật lớn, gây tổn thương nhiều thành ngực, NB đau nhiều hạn chế hô hấp sau phẫu thuật, ứ đọng đờm rãi, không thể hít thở sâu hay ho khạc, từ đó gây nhiều biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ, thời gian nằm viện kéo dài. Vận động sau phẫu thuật rất quan trọng vì giúp cho máu lưu thông tốt hơn hạn chế những biến chứng do nằm lâu. NB trong chuyên đề của chúng tôi, ngày thứ 2 sau phẫu thuật đã được hướng dẫn ngồi dậy, tập thở, hít sâu để nở phổi, tránh ứ đọng đờm dãi, giảm các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi sau phẫu thuật, giúp người bệnh mau chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Chúng tôi đã áp dụng cho NB tập thở với dụng cụ hỗ trợ hô hấp để tăng dung tích phổi, NB trong chuyên đề do tuổi đã cao nên mức độ cường độ tập hít bình giảm so với những NB trẻ tuổi hơn

3.2.5. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật

Người bệnh trong chuyên đề tuổi đã cao, tiền sử tăng huyết áp, trải qua cuộc phẫu thuật lớn, rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Việc chuẩn bị tốt công tác điều

dưỡng trước phẫu thuật cũng như theo dõi và chăm sóc NB sau phẫu thuật nhằm hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật. Trên thực tế vết mổ của NB có nhiễm trùng tuy nhiên đã được phát hiện xử trí kịp thời, chăm sóc vết thương hàng ngày, đổi 2 loại kháng sinh kết hợp, sau 11 ngày NB cũng được cắt chỉ ra viện. So sánh với các NB đã phẫu thuật trước đó không có biến chứng gì thì thời gian điều trị kéo dài hơn 3-4 ngày.

3.2.6.Giáo dục sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sau phẫu thuật Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt là đối với người bệnh sau phẫu thuật. Người bệnh được ăn theo chế độ ăn bệnh lý sau phẫu thuật, tuy nhiên thực tế Điều dưỡng chỉ hướng dẫn chế độ ăn cho NB và gia đình NB nhưng không kiểm soát được thực tế NB ăn bao nhiêu, để NB ăn theo nhu cầu cá nhân điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương. Điều dưỡng cần kiểm soát và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho người bệnh sau phẫu thuật.

3.2.7. Ghi chép hồ sơ điều dưỡng

Mục đích của ghi chép hồ sơ điều dưỡng là để ghi lại tình trạng của NB lúc nhập viện, những diễn biến (bất thường) những chăm sóc, xử trí và kết quả (nếu có) của điều dưỡng trên NB. Để bàn giao thông tin giữa các ca làm việc của điều dưỡng và giữa điều dưỡng với bác sĩ đồng thời là tài liệu pháp lý khi cần để xem xét đánh giá trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng.

Mẫu phiếu chăm sóc hiện tại đang sử dụng tại Bệnh viện Xanh Pôn được in trên phần mềm thuận tiện và giảm thời gian ghi chép cho Điều dưỡng, điều dưỡng chỉ tích vào những mục đã được liệt kê sẵn, kết hợp cả phiếu truyền dịch tuy nhiên không thể hiện được các chẩn đoán điều dưỡng, các kế hoạch chăm sóc được lập sơ sài nên phần thực hiện dễ bị thiếu

Đánh giá NB là một phần trong quy trình điều dưỡng, sau mỗi can thiệp trên NB điều dưỡng cần đánh giá lại NB để biết được kết quả của những can thiệp từ đó lại đưa ra nhận định và kế hoạch chăm sóc tiếp theo phù hợp hơn. Mẫu phiếu ghi chép hiện tại ở bệnh viện không có phần ghi đánh giá của điều dưỡng vì vậy cần bổ sung mục này vào phiếu kế hoạch chăm sóc NB.

KẾT LUẬN

Thực hiện chuyên đề nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nẹp vít xương sườn tại Khoa Tim mạch lồng ngực Bệnh viện Đa khoa xanh Pôn năm 2021, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Phẫu thuật nẹp vít xương sườn giúp NB giảm đau thành ngực nhanh chóng, sửa chữa biến dạng thành ngực, ổn định chức năng hô hấp, rút ngắn thời gian nằm viện, nhanh chóng trả lại chức năng cơ thể và nhanh chóng trở lại làm việc. Công tác chuẩn bị NB trước phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật của điều dưỡng góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc phẫu thuật, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho NB cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Như vậy có thể thấy, phẫu thuật nẹp vít xương sườn ban đầu có hiệu quả tốt, người bệnh trong chuyên đề là người cao tuổi, thời gian liền xương kéo dài lâu hơn nên nếu không phẫu thuật sẽ phải chịu đựng đau đớn lâu hơn.

Phẫu thuật nẹp vít xương sườn là một kỹ thuật mới được triển khai tại Khoa Tim mạch lồng ngực từ tháng 1/2021 vì vậy cần xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nẹp vít xương sườn

KIẾN NGHỊ

1. Phòng Điều dưỡng cần xây dựng mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc cho từng khối nội, ngoại, nhi để phù hợp với tính chất bệnh của từng khối.

2. Phòng Điều dưỡng cần cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ xung phần đánh giá kết quả chăm sóc

3. Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc NB sau phẫu thuật nẹp vít xương sườn, tập huấn cho điều dưỡng trong khoa, đồng thời là tài liệu để kiểm tra, giám sát và đào tạo điều dưỡng.

4. Khoa phòng tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…

5. Phòng Điều dưỡng và khoa tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chăm sóc của điều dưỡng.

6. Bác sĩ và điều dưỡng của khoa cần phối hợp với nhau trong việc phân cấp chăm sóc và chăm sóc dinh dưỡng cho NB

7. Khoa xây dựng quy trình tái khám quản lý người bệnh sau ra viện để bác sĩ, điều dưỡng gọi điện thoại theo dõi và tư vấn các vấn đề người bệnh gặp phải sau ra viện sớm nhất.

8. Cá nhân điều dưỡng cần tuân thủ đúng quy trình điều dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp đào tạo để cập nhật những thay đổi và nâng cao trình độ chuyên môn.

Tiếng Việt

1. Đặng Hanh Đệ (2006), Xử trí chấn thương lồng ngực. Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr. 13 - 17. 2. Tôn Thất Bách và Đặng Hanh Đệ (1993), Chấn thương lồng ngực.

Bệnh học ngoại khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 10-14.

3. Nguyễn Thế Hiệp (2008), Chấn thương ngực. Điều trị học ngoại khoa lồng

ngực-tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-23.

4. Nguyễn Công Minh (2005), Chấn thương ngực. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hữu Ước và cộng sự (2007), Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương ngực tại bệnh viện Việt Đức, Ngoại khoa Việt Nam. 6. Nguyễn Hữu Ước, Dương Đức Hùng, Đỗ Anh Tiến và cộng sự (Số 3/2007),

Kết quả điều trị mảng sườn di động bằng kỹ thuật khâu treo cố định ngoài. Tạp chí ngoại khoa Việt Nam, tr. 14 – 20.

7. Đoàn Quốc Hưng (2009), Săn sóc sau phẫu thuật ngực, Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực - Những vấn đề thường gặp, Trường đại học y Hà Nội

-Bệnh viện Việt Đức, Nhà xuất bản y học, tr. 165 – 173.

8. Lê Ngọc Thành (2009), Dẫn lưu màng phổi. Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực - Những vấn đề thường gặp, Trường đại học y Hà Nội - Bệnh viện Việt Đức, Nhà xuất bản y học, tr. 156 – 162. 9. Nguyễn Quốc Kính (2009), Hồi sức chấn thương ngực. Phẫu thuật cấp cứu tim

mạch và lồng ngực - Những vấn đề thường gặp, Trường đại học y Hà Nội

-Bệnh viện Việt Đức, Nhà xuất bản y học, tr. 138 – 143.

10. Nguyễn Văn Trường (2020), Đánh giá Kết quả sớm cố định xương sườn gãy bằng nẹp vít trong chấn thương ngực kín tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 – Đại học Y Hà Nội.

11. Geoffrey M. Graeber, Ganga Prabhakar, Thomas W. Shields, (2005), Blunt and Penetrating Injuries of the Chest Wall, Pleura, and Lungs. General Thoracic Surgery, 6th Edition, 1(12), pp. 1213-45.

12. U.K. et al, (2006), Emergency treatment of thoracic trauma. Anaesthesist, 55(11), pp. 1172-1188.

13. Bemelman.M, Poeze.M, Blokhuis.T.J, al et, (2010), Historic overview of treatment techniques for rib fractures and flail chest. Eur J Trauma Emerg Surg, 36(5), pp. 407-415.

14. Althausen P.L, Shannon S, Watts C et al, (2011), Early surgical stabilization of flail chest with locked plate fixation. J Orthop Trauma, 25(11),

pp.641-7.

15. Girsowicz E, Emmanuel F.P, Santelmo N, et al, (2012), Does surgical stabilization improve outcomes in patients with isolated multiple distracted and painful non-flail rib fractures? Interact Cardiovasc Thorac Surg, 14(3), pp. 312–315.

16. Granhed H.P, David Pazooki, (2014), A feasibility study of 60 consecutive patients operated for unstable thoracic cage. J Trauma Manag Outcomes, pp. 8:20.

17. Caragounis E.V, Monika F.O, Pazooki D, et al, (2016), Surgical treatment of multiple rib fractures and flail chest in trauma: a one- year follow-up study. World J Emerg Surg, pp. 11-27.

18. Silvana F.M, Andrew R, Cooper J, et al, (2013), Prospective Randomized Controlled Trial of Operative Rib Fixation in Traumatic Flail Chest. J A m C o l l S u r g , p p . 1 - 9 .

19. Jintao Song, Tiansheng Yan, Tong Wang, et al, (2017), Internal fixation of claw-type rib bone plates on multiple fractured ribs. Int J Clin Exp Med, 10(4), pp. 6934-6941.

20. Moya D.M, Nirula R, Biffl W, (2017), Rib fixation: Who, What, When? Trauma Surg Acute Care Open, 2(1).

the management of rib fractures. J Thorac Dis, 11(8), pp. S1078–S1089. 22. Anne Olland, Marc Puyraveau, Sophie Guinard, et al, (2019),

Surgical stabilization for multiple rib fractures: whom the benefit? a prospective observational study. J Thorac Dis, 11(2), pp. 130–140. 23. Hon Chi Suen, (2014), Open Reduction and Internal Fixation of

Chest Wall Fractures. Master Techniques in Surgery: Thoracic Surgery: Transplantation, Tracheal Resections, Mediastinal Tumors, Extended Thoracic Resections, 1 Ed.

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nẹp vít xương sườn tại khoa tim mạch lồng ngực bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w