Rửa tay chưa đủ thời gian (bỏ bước) theo quy định (4
Còn mang đồ trang sức khi rửa tay (thường là nhẫn đeo tay).
Đôi khi không sử dụng bàn chải hoặc sử dụng bàn chải không vô khuẩn (sử dụng lại).
Lau tay không đúng, không lau tay. Đụng chạm sau khi rửa tay. 3.2.2. Nguyên nhân:
Chưa nắm vững kiến thức, hoặc đã nắm vững nhưng chưa xác định được tầm quan trọng của việc VST ngoại khoa.
Trong những trường hợp tối cấp cứu khiến người thầy thuốc không có thời gian để rửa tay đúng quy định, đôi khi bỏ qua để kịp thời cứu người bệnh.
Thiếu dụng cụ phương tiện phục vụ quá trình rửa tay: thiếu nước sạch, thiếu bàn chải .v.v…
Một số ít thì quá tự tin vào kỹ thuật của bản thân mà xem nhẹ việc vệ sinh tay ngoại khoa.
3.2.3. Giải pháp cần khắc phục
Trang bị kiến thức cho đội ngũ nhân viên y tế về các vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó ưu tiên hàng đầu là vệ sinh tay nói chung và vệ sinh tay ngoại khoa nói riêng.
Thường xuyên duy trì các biểu ngữ, nhắc nhở ở các vị trí dễ quan sát, các bồn rửa tay .v.v…
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh tay ngoại khoa (người đi giám sát bao gồm ban Lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng điều dưỡng trưởng và các nhân viên với nhau).
Thường xuyên cập nhật vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn hậu phẫu đến với tất cả các nhân viên y tế.
Bệnh viện nên trang bị đồng hồ bấm giờ tại bồn rửa tay cho NVYT thực hiện. Lắp đặt hệ thống camera tại các khu vệ sinh tay ngoại khoa trước khi vào phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 45 nhân viên y tế tại Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/08/2021 đến 01/09/2021, chúng tôi có được một số kết luận như sau:
Đặc điểm chung:
Tỷ lệ giới tính: nam là 66,7%, nữ là 33,3% Độ tuổi 31-41 chiếm 35,5%
Trình độ Sau đại học chiếm 66,6%
Thâm niên công tác từ 16-20 năm chiếm 33,3% Bác sĩ chiếm 66,7%, Điều dưỡng chiếm 33,3%
Thực trạng vệ sinh tay ngoại khoa
Tỷ lệ tuân thủ xắn tay áo lên quá khuỷu tay chiếm 86,7%. Tỷ lệ tháo bỏ trang sức chiếm 93,7%.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay của điều dưỡng và phẫu thuật viên phụ chiếm 100%, phẫu thuật viên chính chiếm 93,3.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lòng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào nhau của điều dưỡng chiếm 93,3%, phẫu thuật viên chính chiếm 66,7, phẫu thuật viên phụ chiếm 86,7%.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay này lên lưng bàn tay kia) và kẽ ngón tay (chú ý cạnh bên ngón út) của điều dưỡng chiếm 93,3%, phẫu thuật viên chính chiếm 60%, phẫu thuật viên phụ chiếm 53,3%.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình cọ sát khắp phần ngón tay cái (2 bên) của điều dưỡng chiếm 80%, phẫu thuật viên chính chiếm 66,7%, phẫu thuật viên phụ chiếm 46,7 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình chụm các đầu ngón tay của bàn tay này, miết vào lòng của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 53,3%, phẫu thuật viên chính chiếm 0%, phẫu thuật viên phụ chiếm 0 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng 4 đầu ngón tay cọ kẽ ngón của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 66,7%, phẫu thuật viên chính chiếm 40%, phẫu thuật viên phụ chiếm 40 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình vệ sinh tay dưới vòi nước vô khuẩn của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 100%, phẫu thuật viên chính chiếm 100%, phẫu thuật viên phụ chiếm 100 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng bàn chải vô khuẩn chà các đầu ngón tay với dung dịch rửa tay cho lần lượt từng bàn tay một (trong 1 phút) của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 100%, phẫu thuật viên chính chiếm 100%, phẫu thuật viên phụ chiếm 86,7 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa sạch tay dưới vòi nước vô khuẩn của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 100%, phẫu thuật viên chính chiếm 93,3%, phẫu thuật viên phụ chiếm 93,3 %.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình dùng xà phòng xoa lại lên 2 bàn tay, đến cổ tay, trong 1 phút của bàn tay kia và ngược lại của điều dưỡng chiếm 66,7%, phẫu thuật viên chính chiếm 86,7%, phẫu thuật viên phụ chiếm 60%.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa sạch tay dưới vòi nước vô khuẩn của điều dưỡng chiếm 100%, phẫu thuật viên chính chiếm 100%, phẫu thuật viên phụ chiếm 80%.
Tỷ lệ tuân thủ quy trình lau tay bằng khăn vô khuẩn của điều dưỡng chiếm 86,7%, phẫu thuật viên chính chiếm 80%, phẫu thuật viên phụ chiếm 60%.
Kết quả giám sát vi sinh theo đối tượng sau khi vệ sinh tay ngoại khoa phát hiện vi khuẩn của điều dưỡng chiếm 0%, phẫu thuật viên chính chiếm 6,66%, phẫu thuật viên phụ chiếm 13,3%.
Chủng vi khuẩn định danh sau 72 giờ nuôi cấy phát hiện trực khuẩn Gram dương hiếu khí của điều dưỡng chiếm 0%, phẫu thuật viên chính chiếm 6,67%, phẫu thuật viên phụ chiếm 13,3%.
Chủng vi khuẩn định danh sau 72 giờ nuôi cấy phát hiện tụ cầu Staphylocucus Waneri của điều dưỡng chiếm 0%, phẫu thuật viên chính chiếm 0%, phẫu thuật viên phụ chiếm 6,66%.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Đối với bệnh viện
- Bệnh viện cần duy trì công tác đào tạo cán bộ, phải tổ chức các lớp đào tạo liên tục về vệ sinh tay ngoại khoa cho các đối tượng NVYT liên quan nhất là với nhân viên mới.
- Khuyến khích NVYT thay đổi thói quen VST ngoại khoa bằng xà phòng khử khuẩn bằng phương pháp dùng chế phẩm chứa cồn theo cập nhật mới nhất của BYT và tổ chức Y tế thế giới WHO.
- Phải tăng cường nhắc nhở NVYT thực hiện nghiêm túc quy trình qua các buổi giao ban khoa hàng ngày hoặc hàng tuần. Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa cần hoạt động tích cực hơn, đặc biệt là đối với đối tượng bác sỹ.
- Cần có nghiên cứu quan sát trực tiếp và gián tiếp qua thiết bị như camera thực hành tuân thủ của NVYT để so sánh kết quả.
2. Đối với điều dưỡng
- Thực hành vệ sinh tay ngoại tự giác tuân thủ nghiêm túc quy trình, đảm bảo cả thời gian VST ngoại khoa
- Điều dưỡng phải coi vệ sinh tay là biện pháp bảo vệ người bệnh, người thân chứ không chỉ đơn thuần là bảo vệ bản thân mình.
- Luôn luôn cập nhật và tập huấn kiến thức về vệ sinh tay ngoại khoa của bệnh viện cũng như của Bộ Y tế
Tiếng Việt:
1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế).
2. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn cho tuyến y tế cơ sở ban hành theo quyết định số:5771/BYT-K2ĐT ngày 30/8/2012 của Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 61-78.
4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT này 28/8/2017 của Bộ trưởng Y tế).
5. Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Đức Hùng và Kiều Chí Thành (2013), Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Quân Y 103, truy cập ngày 20/02-2018.
6. Nguyễn Việt Hùng và và cộng sự (2007), "Đánh giá phương tiện, nhận thức, tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế tại 1 số cơ sở y tế ở Việt Nam", Tạp chí y học thực hành(518), tr. 34-36.
7. Nguyễn Việt Hùng và Lê Thị Thanh Thủy (2008), "Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc", Tạp chí Y học lâm sàng. 6, tr. 136-141.
8. Đặng Ngọc Liễn (2018), Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của phẫu thuật viên mổ đẻ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2018, Tổ chức quản lý Y tế, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
9. Trần Hữu Luyện và các cộng sự. (2015), Khảo sát sơ bộ tuân thủ thực hành vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Huế 2015, Nghiên cứu cấp cơ sở.
10. Huỳnh Phước và các cộng sự. (2011), Đánh giá các sai sót hay gặp trong phương pháp rửa tay ngoại khoa theo quy định của Bộ Y tế, Nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh
11. Dương Duy Quang và Nguyễn Thị Liên (2015), Kiến thức, thái độ và hành vi về vệ sinh tay thường quy của bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2015, truy cập ngày 20/02-2018, tại trang web http://suckhoedongnai.vn/bai/2268/kien- thuc-thai-do-va-hanhvi-ve-ve-sinh-tay-thuong-quy-cua-bac-sy-dieu-duong- nu-ho-sinh-tai-cackhoa-lam-sang-benh-vien-dkkv-dinh-quan-nam-2015.
12. Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang và Nguyễn Phúc Tiến (2007), "Hiệu quả kinh tế của chương trình rửa tay nhanh tại giường trên bệnh nhân phẫu thuật ngoại thần kinh", Tạp chí y học thực hành(518), tr. 122-127.
13. Trần Thị Trang, Nguyễn Tấn Thuận và Nguyễn Phú Ngọc Hân (2017), Đánh giá hiệu quả can thiệp về Vệ sinh tay cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh năm 2017
14. Dương Nữ Tường Vy (2014), Can thiệp tăng cường vệ sinh tay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014, Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Tiếng Anh
15. Adeodatus Yuda Handaya & Victor Agastya Pramudya Werdana (2019), "Adherence to preoperative hand hygiene and sterile gowning technique among consultant surgeons, surgical residents, and nurses: a pilot study at an academic medical center in Indonesia", Patient safety in surgery. 13, pg. 11- 11.7
16. M. Casewell & I. Phillips (1977), "Hands as route of transmission for Klebsiella species", Br Med J. 2(6098), pg. 1315-7.
17. F. Cetinkaya. & et al. (1999), "Informations and applications of physician candidates in infection prevention", J Turkish Society Microbiology. 30(60), pg. 4.
18. L. Chularojanamontri & et al. (2016), "Contact urticaria caused by alcohol: Clinical characteristics and cross-reactions", Ann Allergy Asthma Immunol. 117(6), pg. 721-723.e1. .
19.J. S. Garner & et al. (1988), "CDC definitions for nosocomial infections, 1988", Am J Infect Control. 16(3), pg. 128-40.
hygiene and evaluation of the most important agents for scrubs and rubs", Clin Microbiol Rev. 17(4), pg. 863-93.
21. A Karaaslan & E. Kepenekli Kadayifci (2014), "Compliance of healthcare workers with hand hygiene practices in neonatal and pediatric intensive care units: overt observation". 2014, pg. 306478.
22.A. C. Krediet & et al. (2011), "Hand-hygiene practices in the
operating theatre: an observational study", Br J Anaesth. 107(4), pg. 553-8.
23. A. Khan, S. G. McLaren & C. L. Nelson (2003), "Surgical hand scrub practices in orthopaedic surgery", Clin Orthop Relat Res(414), pg. 65-8.
24. A. Khan & Sidrah Nausheen (2017), Compliance of surgical hand washing before surgery: Role of remote video surveillance, Vol. 67, pg. 92-96.
25. WHO (2002), Prevention of hospital-acquired infections, Practise Guide, date 27-7-2018, at website
http://apps.who.int/medicinedocs/documents/s16355e/s16355e.pdf.
26. S. S. Lee & et al. (2014), "Improved Hand Hygiene Compliance is Associated with the Change of Perception toward Hand Hygiene among Medical Personnel", Infect Chemother. 46(3), pg. 165-71.
27. A. A. Mahfouz, M. N. El Gamal & T. A. Al-Azraqi (2013), "Hand hygiene non-compliance among intensive care unit health care workers in Aseer Central Hospital, south-western Saudi Arabia", Int J Infect Dis. 17(9), pg. e729-32.
28. A. R. Marra & et al. (2010), "Measuring rates of hand hygiene adherence in the intensive care setting: a comparative study of direct observation, product usage, and electronic counting devices", Infect Control Hosp Epidemiol. 31(8), pg. 796-801.
29. Purva Mathur (2011), "Hand hygiene: Back to the basics of infection control", The Indian Journal of Medical Research. 134(5), pg. 611-620.
30. Yatin Mehta. & et al. (2014), "Guidelines for prevention of hospital acquired infections", Indian Journal of Critical Care Medicine : Peer-reviewed, Official Publication of Indian Society of Critical Care Medicine. 18(3), tr. 149-163.
healthcare workers in six Intensive Care Units", J Prev Med Hyg. 58(3),pg. E231-e237. 32. A. Oliveira & Camila Sarmento Cristina de Gama (2016), "Surgical antisepsis practices and use of surgical gloves as apotential risk factors to intraoperative contamination", Escola Anna Nery. 20, pg. 370-377.
33. D. Öztürk Engin & İnan Şengöz A. (2008), "Hand hygiene",
Haydarpaşa Numune Training Research Hospital Med J, 18(3), tr. 149-163. 34. Anish Paudel & Bishnu Bista (2019), "Compliance of surgical hand scrub in operation theatre of teaching hospital, Chitwan", Journal of Chitwan Medical College. 9, pg. 36-40.
35. J. Tanne & et al. (2016), "Surgical hand antisepsis to reduce surgical site infection", Cochrane Database Syst Rev(1), pg. Cd004288.
36. WHO (2009), WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care, Geneva, Switzerland, date 21-12-2017,
37. WHO (2016), Global Guidelines for the Prevention of Surgical Site Infection, Appendix 10Summary of the systematic review on surgical hand preparation, Geneva.
Bộ công cụ nghiên cứu
BẢNG KIỂM TRƯỚC KHI RỬA TAY NGOẠI KHOA Điểm
STT Các bước thực hiện
0 1 2
1 Bàn trải vô khuẩn 2 Khăn vô khuẩn 3 Dung dịch rửa tay
4 Nước sạch qua phin lọc khuẩn 5 Đội mũ, đeo khẩu trang
6 Tháo trang sức, móng tay đã cắt ngắn 7 Xắn tay áo lên quá khuỷu tay
0 điểm: Không thực hiện
1điểm: Thực hiện không đầy đủ (bỏ bước) 2 điểm: Thực hiện đầy đủ
Điểm STT Các bước thực hiện 0 1 2 Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Bước 9 Bước 10 Bước 11 Bước 12 Bước 13
Làm ướt bàn tay, ngón tay và cẳng tay Lấy 2 - 3 ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay Cọ sát 2 lòng bàn tay, và kẽ ngón tay đan vào nhau
Cọ sát 2 lưng bàn tay (úp lòng bàn tay này lên lưng bàn tay kia) và kẽ ngón tay (chú ý cạnh bên ngón út)
Cọ sát khắp phần ngón tay cái (2 bên)
Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này, miết vào lòng của bàn tay kia và ngược lại
Dùng 4 đầu ngón tay cọ kẽ ngón của bàn tay kia và ngược lại Rửa sạch tay dưới vòi nước vô khuẩn Dùng bàn chải vô khuẩn chà các đầu ngón tay với dung dịch rửa tay cho lần lượt từng bàn tay một (trong 1 phút) Rửa sạch tay dưới vòi nước vô khuẩn
Dùng xà phòng xoa lại lên 2 bàn tay, đến cổ tay, trong 1 phút Rửa sạch tay dưới vòi nước vô khuẩn
Lau tay bằng khăn vô khuẩn
0 điểm: Không thực hiện
1điểm: Thực hiện không đầy đủ (bỏ bước) 2 điểm: Thực hiện đầy đủ