Giải đoán kết quả và kiến nghị của tuyến đo Đông –Tây

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp (Trang 52 - 56)

B. NỘI DUNG

4.2.3. Giải đoán kết quả và kiến nghị của tuyến đo Đông –Tây

Từ đường cong xử lý trên hình 4.3a), b) ta thấy dọc theo hướng đông-tây phân thành khoảng năm khối địa chất phân chia cục bộ có cấu trúc phân bố thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng:

+ Khối địa chất thứ nhất: phân bố trong khoảng từ vị trí 55m đến 63m dọc theo tuyến đo, có điện trở suất thay đổi trong khoảng 107.19(.m) đến 332.32(.m). Khối

ρ(.m) 107.19 141.30 200.43 332.32 18.55 144.92 35.55 280.64 67.51 134.94 55.55 51.38 62.80 68.93 52.33 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 50 55 60 65 70 75 80 85 x(m)

Đường cong mặt cắt điện hướng đông-tây

a) 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 79 81 83 ρ 107.19 141.30 200.43 332.32 18.55 144.92 35.55 280.64 67.51 134.94 55.5551.3862.8068.93 52.33 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 ρ(.m) x(m) b) Đông Tây

Hình 4.3.Đồ thị biểu diễn sự thay đổi điện trở suất theo vị trí dọc hướng Đông – Tây :

địa chất này được giải đoán gồm các thành phần đá phiến sét, trộn lẫn một ít sa thạch và đất phù sa (có thể là do được vận chuyển từ nơi khác đến trong quá trình sang lấp để nâng cao nền địa chất tại đây), với các thành phần vật chất như trên ta có thể đặt nền móng công trình dân dụng trên nền địa chất này. Từ đường cong giải đoán, ta thấy trong khoảng 18.55(.m) đến 332.32(.m) điện trở suất thay đổi rất đều (theo từng lượng vào khoảng 100(.m)) do đó khối địa chất này có kết cấu tương đối ổn định.

+ Khối địa chất thứ hai: phân bố trong khoảng từ vị trí 63m đến 69m, có điện trở suất thay đổi trong khoảng 18.55(.m) đến 144.92(.m) thành phần chủ yếu là đất sét, đất phù sa và dấu hiệu của nước trong các lớp sét của khối địa chất này, nếu đặt giếng khoan trong phạm vị của khối địa chất này thì sẽ dùng được nước ngầm phục vụ cho xây dựng công trình tại đây, tuy nhiên khối địa chất này có kết cấu yếu nếu đặt nền móng công trình trên khối địa chất này phải có các giải pháp hổ trợ. Điều đáng chú ý là trong phạm vi giữa hai khối địa chất thứ nhất và thứ hai có sự hiện diện của nước ngầm, tại đây ta có thể đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình tại đây.

+ Khối địa chất thứ ba: phân bố trong khoảng từ vị trí 66m đến 72m, có điện trở suất thay đổi trong khoảng từ 35.55(.m) đến 280.64(.m) được giải đoán gồm các thành phần đất phù sa, đất sét, trộn lẫn một ít đá phiến sét và sa thạch. Khối địa chất này ổn định hơn khối địa chất thư hai và cũng có nước trong các lớp sét, giữa hai khối địa chất thứ hai và thứ ba cũng có dấu hiệu của nước (nước này có thể khai thác để dùng trong sinh hoạt, theo giá trị của điện trở suất đo được thì nước này không bị nhiễm phèn).

+ Khối địa chất thứ tư: Phân bố trong khoảng từ vị trí 71m đến 77m (dọc theo tuyến đo), có điện trở suất dao động trong khoảng 55.55(.m) đến 134.94(.m) thành phần gồm đất cát phù sa và đất sét có chứa nước rất cao.

+ Khối địa chất cuối cùng: Phân bố trong khoảng từ vị trí 77m đếm cuối tuyến gần cuối tuyến đo, có điện trở suất ổn đinh vào khoảng 58.20(.m), khối này được giải đoán chủ yếu các lớp sét có chứa nước, mật độ chứa nước rất cao. Trong phạm vị của khu vực này khả năng tìm thấy nước ngầm sẽ rất cao và nước này được đánh giá là không bị nhiễm phèn, có thể khai thác để phục vụ trong sinh hoạt và xây dựng công trình.

GVHD: Th.S Lương Văn Thọ

chủ yếu gồm đất cát phù sa, đất sét, trộn lẫn một ít đá phiến sét và sa thạch. Đặc biệt là khả năng chứa nước ngầm rất cao (nước này được đánh giá là không bị nhiễm phèn).

C. KẾT LUẬN

Như vậy trong đề tài chúng tôi đã thực hiện được các công việc đã đề ra:

+ Trình bày tổng quan cơ sở vật lý – địa chất trong thăm dò điện: nêu lên tính chất dẫn điện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn điện của vật chất dưới mặt đất. Dẫn ra được biểu thức hết sức quan trọng trong thăm dò điện, đó là biểu thức phân bố điện thế trên bề mặt của môi trường phân lớp ngang do nguồn dòng phát ra tại một điểm cũng nằm trên bề mặt của môi trường phân lớp ngang đó.

+ Tổng quan lý thuyết phương pháp đo mặt cắt điện.Từ đó, nghiên cứu sử dụng cấu hình thiết bị thích hợp trong đo mặt cắt điện.

+ Trình bày về thiết bị máy móc và quy trình đo đạc, thu thập số liệu ngoài thực địa. Trong đó có giới thiệu về thiết bị sử dụng, đánh giá độ nhạy của các thiết bị cơ bản và quy trình đo đạc ngoài thực địa của hệ thiết bị Wenner-Schlumberger.

+ Trình bày về thiết bị máy móc và quy trình đo đạc, thu thập số liệu ngoài thực địa. Trong đó có giới thiệu về thiết bị sử dụng, đánh giá độ nhạy của các thiết bị cơ bản và quy trình đo đạc ngoài thực địa của hệ thiết bị Wenner-Schlumberger.

+ .Tiến hành thực nghiệm tại khu vực phía sau giảng đường H1 của Trường Đại Học Bách Khoa. Phân tích, xử lý số liệu thu thập, luận giải về thay đổi điện trở suất theo tuyến khảo sát và xác định ranh giới phân chia cục bộ của cấu trúc địa chất tại khu vực phía sau giảng đường H1 của Trường Đại Học Bách Khoa.Từ đó rút ra đánh giá thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng tại đây. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan (do phạm vi của đối tượng địa chất không lớn) cho nên số điểm dữ liệu lấy được còn hạn chế, để có cái nhìn đầy đủ và bao quát hơn thì cần thực hiện thêm các khảo sát đo sâu điện, ảnh điện hai chiều hoặc khoang thăm dò để bổ xung và hổ trợ thêm cho phương pháp này.

Ngoài ra, phương pháp mặt cắt điện có thiết bị gọn nhẹ, dễ thao tác thu thập số liệu, giá thành của cuộc khảo sát thấp hơn so với tổ hợp các phương pháp địa vật lý khác, do đó cần được nghiên cứu và triển khai nhiều hơn nửa trong các khảo sát địa chất ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

[1] Khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGTPHCM, Giáo trình

thăm dò điện 1, Tp. Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Ngọc Thu (2006), Phương pháp thăm dò điện 2D, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam.

[3] Nguyễn Thành Vấn, Nguyễn Kim Đính (2004), Điện từ, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, Tp. Hồ Chí Minh.

B. Tiếng Anh

[4] Dey, A. and Morrison, H.F (1979), “Resistivity modelling for arbitrary shaped two dimensional structures”, Geophysical Prospecting, (No.27),

pp1020-1036.

[5] Edwards, L.S. (1977), “A modified pseudosection for resistivity and inducedpolarization”, Geophysics, (No.42), pp 1020-1036.

[6] Le Ngoc Thanh, Nguyen Thanh Van (2005), “Application of geophysical methods to study the inhomogeneity of electric conductivity in geoenvironment, international conference on deltas (Mekong venue)”,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp (Trang 52 - 56)