Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích kinh tế tại Công ty

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập đơn vị thực tập công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển công nghệ bách khoa hà nội (Trang 38 - 41)

TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công ngh Bách Khoa Hà Ni

Phân tích kinh tế có vai trò to lớn và quan trọng đối với công ty trong các giai đoạn tiếp theo. Việc phân tích kinh tế sẽđánh giá một cách thường xuyên và khách quan đến quá trình hoạt động của công ty trong việc thực hiện các chiến lược, dựđịnh đã xây dựng từtrước. Từ quá trình phân tích kinh tế, sẽ thấy được những mặt ưu, nhược điểm, hạn chế còn tồn tại trong công ty và khắc phục những mặt yếu kém giúp công ty ngày một phát triển vững mạnh hơn nữa.

2.2.2.1. Các chỉ tiêu phân tích kinh tế

Phân tích tính hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ *100% Trong đó, “Lợi nhuận gộp = DTBH&CCDV – Giá vốn hàng bán”. Tỷ suất lợi nhuận gộp cho biết rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng với doanh thu.

39 Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng doanh thu

Tổng tài sản

Phân tích khả năng sinh lời

Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu thuần. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trịâm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tỷ suất LNST/ Tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản × 100%

Chỉ tiêu ROA cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.

Tỷ suất LNST/ Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu × 100%

Chỉ tiêu ROE cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận, trị số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Phân tích khả năng thanh toán

Hệ số khảnăng thanh toán tức thời = TSNH

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu hệ số khảnăng thanh toán tức thời – hệ số khảnăng thanh toán chung nói lên khả năng thanh toán của công ty trong hiện tại, đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và đặc biệt quan trọng đối với các bên cho vay hoặc cho thanh toán chậm.

Hệ số khảnăng thanh toán nhanh = TSNH - Hàng tồn kho

40

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. (TSNH bao gồm Tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn).

Hệ số khảnăng thanh toán chung = Tổng Tài sản

Tổng nợ

Hệ số khảnăng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu hệ số khảnăng thanh toán tổng quát của công ty, đồng thời phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty trong kỳ báo cáo.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mứcđộ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.

So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp phân tích nhân tố: là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu

41

phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cân đối

Ngoài ra công ty còn sử dụng 1 số các phương pháp phân tích khác như phân tích ngang, phân tích dọc, phân tích hiệu suất, tỉ số, … Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau như: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, hệ số khả năng thanh toán, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh,…

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập đơn vị thực tập công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển công nghệ bách khoa hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)