Bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán từ việc xử lý các chứng từ, ghi sổ, đối chiếu, lập báo cáo tài chính,… được tổ chức tại phòng kế toán. Các nhân viên ở các bộ phận trong công ty như nhân viên bán hàng, thủ kho,… có nhiệm vụ thu thập chứng từ và gửi về phòng kế toán của công ty để kịp thời xử lý và hoạch toán. Từ đó các thông tin được xử lý kịp thời phục vụ cho kế toán quản trị cũng như các yêu cầu của Nhà nước và các bên liên quan.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung bởi vì ưu điểm điểm của mô hình này là công việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng.
Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng Kế toán: Là người được bổ nhiệm
đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến bộ máy; chỉ đạo mọi công tác tài chính kế toán của công ty, lập BCTC và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp, kế toán trưởng là người trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính, cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng, tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong công ty, giám sát việc dùng nguồn tài sản, nguồn tài chính, nguồn nhân lực trong công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại của công ty, những việc làm không có hiệu quả để có biện pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng.
Kế toán tổng hợp: là bộ phận thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là: Thu thập, xử lý các số liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp như: hoá đơn, phiếu thu, chi, phiếu nhập, xuất... Sau đó kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiến hành ghi chép vào các sổ sách liên quan; hạch toán thu nhập, khấu hao, chi phí, TSCĐ,
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
công nợ, thuế GTGT, các nghiệp vụ khác...; theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế cho từng sản phẩm, tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang. Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho, thời gian tồn kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thu chi tiền mặt, theo dõi và quản lý tiền
mặt, ngân phiếu, ghi chép vào các sổ quỹ hàng ngày và lập các báo cáo tồn quỹ hàng ngày đảm bảo kịp thời, chính xác.
Hình thức ghi sổ và các chính sách kế toán của công ty:
- Niên độ kế toán: năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ) - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: là hình thức nhật ký chung .
- Công ty hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo phương pháp giá gốc
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại