7. Bố cục luận văn
2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm tàu cá
Với lợi thế là một quốc gia ven biển, đánh bắt cá là một trong những nền kinh tế mũi nhọn và luôn thu hút được sự tham gia của nhiều ngư dân. Nhưng với đặc thù riêng, đây cũng là ngành kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro như thiên tai, va chạm, cháy nổ,… có khả năng gây hậu quả lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đánh bắt cá của ngư dân.
Theo Nghị định 67/2014/NĐ_CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá, có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.
Tổng Công ty Bảo Minh là một trong 4 doanh nghiệp (cùng với Bảo Việt, PJICO và PVI) cung cấp sản phẩm bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó có Quảng Ngãi.
Theo số liệu báo cáo của Tổng Công ty Bảo Minh, sau 3 năm (2015-2017) triển khai thực hiện bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 tại Quảng Ngãi đã có gần 1.700 tàu cá trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm theo chính sách, bao gồm các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân tàu, rủi ro đặc biệt, bảo hiểm ngư lưới cụ, bảo hiểm thuyền viên, với tổng phí 169 tỷ đồng.
Trong những năm qua số vụ tàu cá tổn thất và tổn thất toàn bộ tại Quảng Ngãi gia tăng cao cụ thể năm 2015 có 29 vụ/1.323 tàu tham gia bảo hiểm, năm 2016 là 32 vụ/1.717, năm 2017 có 40 vụ/1.677 tàu.
Việc số vụ tàu cá tổn thất và tổn thất toàn bộ ở Quảng Ngãi cao so với các tỉnh, thành khác có nguyên nhân ngư dân của Quảng Ngãi hoạt động rộng, khai thác ở hầu hết các ngư trường truyền thống của nước ta với thời gian bám biển dài ngày, trong khi đó phần lớn tàu cá lại có công suất nhỏ, lâu năm, trang thiết bị lạc hậu và chưa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy,…nên có nhiều yếu tố rủi ro cao.