b) Chính sách của Trung tâm:
3.2.2.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới.
thời gian tới.
Trung tâm Dịch vụ - Thương mại Dược - Mỹ phẩm đang kinh doanh trên một thị trường thuốc sôi động và đầy dẫy những khó khăn, phức tạp. Việc đề ra phương hướng phát triển trong tương lai là một yêu cầu khách quan để Trung tâm có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.
• Con người luôn là yếu tố then chốt trong lĩnh vực. Chính vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của Trung tâm là xây dựng một đội ngũ lao động trung thành và năng động. Trung tâm đã đề ra phương hướng sắp xếp nhân sự cho hợp lý, đào tạo, tuyển dụng những người có năng lực, đặc biệt vì mặt hàng kinh doanh của Trung tâm là mặt hàng Dược - Mỹ phẩm (thuốc) có tính chất đặc biệt khác với các mặt hàng kinh doanh khác nên Trung tâm cũng có sự chọn lựa đội ngũ nhân viên có trình độ về Dược.
• Giữ gìn và phát triển khách hàng là điều kiện sống còn của tất cả các doanh nghiệp, từ việc nhận thức vấn đềđó Trung tâm luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
• Về cơ sở cật chất: với những điều kiện có sẵn Trung tâm vẫn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất đểđảm bảo cho việc bảo quản chất lượng hàng hoá.
• Về mặt hàng kinh doanh: Mặc dù mặt hàng Trung tâm kinh doanh đã phong phú đa dạng nhưng Trung tâm vẫn không ngừng khai thác, tìm kiếm những nguồn hàng mới, các mặt hàng mới.
• Chiến lược cạnh tranh: Thông qua việc tìm hiểu, nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của mình kết hợp với thời cơ và cơ hội trên thị trường. Trung tâm đề ra những chiến lược phát triển lâu dài và những chiến lược ngắn hạn. Đó là chiến lược về bồi dưỡng và phát triển nhân lực, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, khai thác mở rộng mặt hàng kinh doanh và đồng thời tìm hiểu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về cả mặt mạnh và mặt yếu của họđể từđó hoàn thiện mình hơn và cũng là để tìm ra những sơ hở của đối thủ cạnh tranh để mình tạo thời cơ, cơ hội cho Trung tâm mình.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, với nhiều thành phần kinh tế song song và tồn tại, để tạo thế mạnh cho các doanh nghiệp phát triển. Điểm cốt yếu là phải xây dựng được sức mạnh về tài chính, cụ thể là vốn của doanh nghiệp, vì vậy nâng cao hiệu quả và cấp tín dụng cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay luôn luôn phải đảm bảo được điều kiện ổn định, an toàn và có hiệu quả trong doanh nghiệp.
Ở nước ta gói gọn trong thập niên mà chúng ta đang sống sự sụp đổ và ra đi của hàng loạt hợp tác xã tín dụng, doanh nghiệp lúc đó, sự ra đi của một số doanh nghiệp hay thương mại quốc doanh, nếu không có rào chắn từ Nhà nước thì cũng không chắc gì lại không có những cuộc ra đi đầy thê thảm. Nhưng rõ ràng, dù cho có bất cứ "rào chắn" kiên cố như thế nào, quá lắm nó chỉ có thể hạn chếđến mức thấp nhất các thiệt hại chứ không phải là không thiệt hại.
Xuất phát từ những rủi ro trên cho nên quản trị tín dụng không chỉ mang ý nghĩa cấp bách mà còn là lâu dài quyết định đến sự thành công trong thất bại của một doanh nghiệp.
Tuy đã hết sức cố gắng song với điều kiện thời gian ngắn bên cạnh đó trình độ và kinh nghiệm về thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc xây dựng đề tài. Do đó em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết có chất lượng tốt hơn.
mục lục
LỜI MỞĐẦU
Chương 1 : Lý luận chung về tín dụng thương mại
Error! Bookmark not defined.